dân, vì dân
1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền, thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ cho ai. Đây cũng là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.
a. Nhà nước của dân
- Xác lập quyền lực của nhân dân trong hệ thống quyền lực - Các Hiến pháp do Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng
- Các hoạt động thực tế của Hồ Chí Minh trong việc bầu cử Quốc hội b. Nhà nước do dân
- Nhân dân lập ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp - Quan niệm về chức vụ cán bộ Nhà nước là bởi dân ủy thác cho - Nhân dân có quyền kiểm soạt, giám sát và bãi miễm các đại biểu. c. Nhà nước vì dân
- Mục tiêu hoạt động của nhà nước là tất cả vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
- Nhà nước kết hợp các loại lợi ích khác nhau của nhân dân.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước
a. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Bản chất giai cấp của nhà nước ta thể hiện ở chỗ.
- Do Đảng cộng sản- Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. - Biểu hiện ở định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
- Bểu hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là tập trung dân chủ. b.Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc - Cơ sở khách quan
- Biểu hiện cụ thể
3. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
a. Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến
Sau khi giành chính quyền trong cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó thay mặt chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới về sự khai sinh của Nhà nước Việt Nam mới. Nhờ đó, Chính phủ lâm thời do cuộc cách mạng của nhân dân lập ra có được địa vị hợp pháp.
Cuộc tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc đó thành công tốt đẹp. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội nhất trí bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam mới.
b. Quản lí nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống - Trong một nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật phải đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước. Song, có Hiến pháp và pháp luật rồi nhưng không được đưa vào cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rối loạn do vậy, Hồ Chí Minh hết sức chăm lo việc đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hoá chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức.
c.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài - Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức
Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và được đề cao. Người yêu cầu đội ngũ này vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; Người coi cán bộ nói chung "là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay không", đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả.
- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Hăng hái, thành thạo trong công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. + Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, "thắng không kiêu, bại không nản".
4. Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu qu.
a. Tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp
b. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước
- Xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân không bao giờ tách rời với việc làm cho nhà nước luôn luôn trong sạch, vững mạnh. Điều này luôn luôn thường trực trong tâm trí và hành động của Hồ Chí Minh, đặc biệt là khi chính quyền còn non trẻ hay những lúc cách mạng chuyển giai đoạn vì chính những lúc đó cách mạng đứng trước những thử thách rất gay go và tiêu cực rất dễ trở thành nguy cơ làm biến chất nhà nước.
- Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, HCM thường đề cập những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục: + Đặc quyền, đặc lợi.
+ Tham ô, lãng phí, quan liêu. + "Tư túng", "chia rẽ", "kiêu ngạo"
cách mạng
- Tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức; Kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức, hình thành pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh .
Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội, thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại kết hợp chặt chẽ với nhau trong thực tế trị nước. Để đạt được kết quả tốt nhất là không bao giờ được tuyệt đối hoá địa vị độc tôn của mặt nào cả.
Hồ Chí Minh là một mẫu mực cho sự kết hợp đạo đức và pháp luật, luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật.
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chi Minh
+ Lựa chọn kiểu Nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam + Bản chất dân chủ triệt để của Nhà nước mới
+ Quan niệm về sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước
+ Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội - Ý nghĩa của việc học tập
+ Thấy được vai trò của Hồ Chí Minh trong việc khơi nguồn dân chủ xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
+ Nhận thức bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta
+ Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, sáng suốt, mạnh mẽ
Chương VII
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI CON NGƯỜI MỚI
Người biên soạn : CN. Phạm Thị Cẩm Ly
Mục đích: Bài giảng nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới. Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan niệm chung về văn hóa, về vai trò, về một số lĩnh vực của văn hóa. Mặt khác, Người còn trình bày tư tưởng của mình về vai trò của đạo đức cách mạng, về những phẩm chất đạo đức cần có của con người mới và đưa ra những nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo đức mới. Thêm vào đó, bài giảng còn cung cấp những nội dung của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mà nội dung cốt lõi là vấn đề con người. Phần kết là những cống hiến của Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn và văn hóa vào sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.
Yêu cầu: Sinh viên cần nắm được nhưng quan điểm chung, cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới- Cách mạng xã hội chủ nghĩa.