Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 1 Khái niệm văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 41 - 44)

1. Khái niệm văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh

a. Phương thức tiếp cận văn hoá

b. Định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hoá.

a. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội

- Văn hoá là đời sống tinh thần thuộc kiến trúc thượng tầng.

Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đó đưa ra quan điểm này. Ở đây Hồ Chí Minh đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết.

Trong quan hệ với chính trị và xã hội: Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển.

Trong quan hệ với kinh tế: Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá.

- Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị

Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh không nhấn mạnh một chiều về sự phụ thuộc “thụ động” của văn hoá vào kinh tế, chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới phát triển văn hoá. Người cho rằng, văn hoá có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và chính trị.

Văn hoá phải đứng trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hoá phải tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

- Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. + Văn hoá vừa là mục tiêu.

Văn hoá phải góp phần giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch và nâng cao năng lực phẩm giá và tiến lên con người toàn diện.

Hồ Chí Minh nói: "Con người là vốn quí nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đầu cao nhất của chế độ ta"

+ Văn hoá là động lực.

Văn hoá phải góp phần thúc đẩy con người hành động hướng tới chân - thiện- mỹ. Trong đó giải quyết đúng đắn mối quan hệ hài hoà giữa cái lợi ích. Văn hoá là động lực thể hiện ở những điểm sau:

+ Văn hoá được hiểu là một hệ thống các giá trị, kích thích vào các giá trị hiển nhiên sẽ có tác dụng làm thay đổi hoạt động của con người.

+ Với chức năng điều chỉnh xã hội, văn hoá thể hiện động lực tiềm ẩn to lớn b. Quan điểm về chức năng của văn hoá

- Khẳng định nêu cao lý tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp

+ Văn hoá có chức năng phải bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm, thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người.

+ Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có những lí tưởng tự chủ, độc lập tự do, có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.

+ Văn hoá góp phần xây đắp niềm tin cho con người. - Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

+ Nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân, của mỗi công dân.

+ Chức năng nâng cao dân trí của văn hoá hiện nay nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách tốt đẹp, lành mạnh

+ Muốn tham gia vào việc tạo ra những giá trị văn hoá, đồng thời biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hoá của xã hội, mỗi người cần có phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh trong cuộc sống.

+ Văn hoá giúp con người phân biệt được cái tốt đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ và lạc hậu, để từ đó con người phấn đấu làm cho cái tốt đẹp, lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ ngày càng nhiều.

c. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá

- Trong cách mạng dân tộc dân chủ: Dân tộc, khoa học và đại chúng.

+ Dân tộc: khẳng định và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tính khoa học: Tiến kịp xu thế phát triển của nhân loại.

+ Tính đại chúng: “Văn hoá phải thiết thực phục vụ cho nhân dân”

- Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: Có tính chất dân tộc và nội dung XHCN.

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá

a. Văn hoá giáo dục

Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến và nền giáo dục thực dân

Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập với những luận điểm sau:

- Mục tiêu của văn hoá giáo dục: Thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục. Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

- Nội dung giáo dục toàn diện: bao gồm xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lí, phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện, cách học phải sáng tạo.

- Phương châm, phương pháp giáo dục

+ Phương châm: học đi đôi với hành; phối hợp nhà trường- gia đình- xã hội; học mọi lúc, mọi nơi, học với nhiều hình thức.

dựng đội ngũ giáo viên. b. Văn hoá văn nghệ

Hồ Chí Minh là người khai sinh nền văn nghệ cách mạng và có nhiều cống hiến to lớn, sáng tạo cho nền văn nghệ nước nhà. Về văn hoá nghệ thuật Người quan niệm:

- Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. - Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

+ Thực tiễn đời sống của nhân dân là nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ. Văn nghệ sĩ phải liên hệ và đi sâu vào đời sống nhân dân.

+ Nhân dân là những người đánh giá tác phẩm văn nghệ trung thực, khách quan, chính xác.

+ Phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại: đó là những tác phẩm hay, chân thật, hùng hồn tạo cho người đọc sự đam mê, chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn.

c. Văn hoá đời sống.

- Quan điểm xây dựng đời sống mới là quan điểm rất đọc đáo của HCM về văn hoá. Văn hoá là bộ mặt tinh thần của xã hội nhưng bộ mặt tinh thần ấy được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.

- Khái niệm "đời sống mới" được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm + Đạo đức mới.

+ Lối sống mới. + Nếp sống mới.

Ba nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức giữ vai trò chủ yếu.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 41 - 44)