Ký kết các Điều ước quốc tếđa phương và song phương giữa Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế về du lịch ở Việt Nam (Trang 56 - 58)

Nam và các nước về Du Lịch

Ngành Du lịch Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài, tạo ra sự liên tiếp cũng nhưđiều kiện hội nhập với khu vực và trên thế giới.

Hợp tác, ký kết đa phương được đẩy mạnh và chủ trương hơn những năm trước đây, Du lịch Việt Nam xuất hiện trong các diễn đàn, các sự kiện quốc tế với vị thế mới, cao hơn. Tại diễn đàn Du lịch ASEAN - AFT 2001, ở Brunây, Du lịch Việt Nam tranh thủ tuyên truyền quảng bá chương trình hành động quốc gia về Du lịch, đồng thời đưa ra sáng kiến thúc đẩy hợp tác Du lịch ASEAN +3 (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản). Tranh thủ sự tài trợ của Hàn Quốc, Du lịch (KOTFA) tháng 5/2001, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và Hàn Quốc vào Việt Nam Du lịch.

Tiến đến quá trình hợp tác, ký kết Du lịch đa phương trong tiểu vùng được tiếp tục đẩy mạnh trong các nội dung hợp tác, ký kết Du lịch tiểu vùng Mê Kông mở rộng, hợp tác, ký kết phát triển khu vực hành lang Đông - Tây, bước đầu chuẩn bị cho hợp tác, ký kết Du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia,

xây dựng nội dung dự thảo chương trình hành động hợp tác sông Mê Kông - Sông Hồng.

Du lịch Việt Nam chú trọng và bắt đầu thực sự tham gia hợp tác Du lịch APEC, xây dựng kế hoạch riêng lẻ (IAP), tham gia nhằm công tác Du lịch APEC lần 18 và diễn đàn Du lịch APEC lần thứ 2. Tổng cục Du lịch đã chuẩn bị phương án cam kết lĩnh vực Du lịch, phục vụ Việt Nam đàm phán ra nhập tổ chức thương mại thế giới.

Thực hiện chủ trương phát triển Du lịch gắn với lễ hội và sự kiện ngành Du lịch đã chủđộng và phối hợp với các ban, ngành vàđịa phương liên quan đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế. Tháng 5/2001 đãđăng cai tổ chức thành công phiên họp lần 4 nhóm công tác hợp tác dịch vụ ASEAN tại Hà Nội, tổ chức các chuyến khảo sát, hoạt động PATA trung ương, của ESCAP...

Bên cạnh hợp tác, ký kết đa phương, hợp tác ký kết song phương cũng được tăng cường, mang lại kết quả và hiệu quả thiết thực. Hiệp định hợp tác Du lịch Việt Nam - Ấn Độđãđược ký kết, đưa số hiệp định Du lịch song phương lên 16. Mối quan hệ hợp tác Du lịch lịch Việt Nam - Lào được đẩy lên tầm cao mới, thể hiện trong chương trình hợp tác 2001 - 2002.

Để thu hút khách Du lịch Trung Quốc, 6 tháng đầu năm các thủ tục cần thiết thực hiện nội dung ghi nhớđã ký kết đưa công dân Trung Quốc vào Du lịch Việt Nam bằng hộ chiếu đã từng bước được hoàn tất và Chính phủ thức được triển khai từ ngày 10 - 6 - 2001, tăng cường khai thác Du lịch từ thị trường trọng điểm khách Trung Quốc, Singapore đã tài trợđể triển khai thực hiện các khoáđào tạo cho cán bộ Du lịch Việt Nam, hợp tác phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam - Singapore.

Hợp tác với các nước khác chưa ký hiệp định cũng được chúýđẩy mạnh. Việc tổ chức đón đoàn lữ hành báo chí Bỉ, đón và làm việc với đoàn Du lịch CuBa, cùng với Gớt tại Hà Nội tổ chức hội thảo “đặc điểm thị trường Du lịch Đức và biện pháp thu hút khách Đức vào Việt Nam Du lịch” thu hút

quan tâm, tham dựđại biểu của nhiều doanh nghiệp trong cả nước, phối hợp tổ chức cho nhóm chuyên gia JICA Nhật Bản tiếp cận thực tế, đảm bảo tốt tiến độ dựán, nghiên cứu quy hoạch phát triển Du lịch miền Trung, do chính phủ Nhật Bản tài trợ trị giá 2 triệu USD.

Công tác hợp tác quốc tế trong 6 tháng đầu năm thể hiện rõ tính chất đa dạng, đa phương vàđa tầng. Các địa phương đã quan tâm và chúý khai thác hỗ trợ và hợp tác quốc tếđể phát huy Du lịch địa phương. Các ngành như ngoại giao, thương mại, văn hoá, thông tin... đều chúý hỗ trợ công tác quốc tế về Du lịch. Một số hãng thông tấn nước ngoài nhất là các phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam được cung cấp thông tin Du lịch đầy đủ vàđều đặn hơn, tuyên truyền nhiều cho Du lịch Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu quảng bá xúc tiến Du lịch trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế về du lịch ở Việt Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w