0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoàn chỉnh Pháp luật Việt Nam về Du lịch

Một phần của tài liệu HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH Ở VIỆT NAM (Trang 60 -72 )

Luật Du lịch được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực Du lịch, tạo cơ sở pháp lýđưa hoạt động Du lịch đi vào nề nếp. Tuy nhiên để Luật đi vào cuộc sống còn phải đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và hoàn chỉnh, bổ sung hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đểđưa Luật vào cuộc sống. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng - tiền đề của việc phát triển ổn định và bền vững du lịch ở Việt Nam.

3.4.2. Củng cố bộ máy, cơ chế quản lý về Du lịch

Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2005-2010, Tổng cục Du lịch cần phải củng cố bộ máy quản lý sao cho ngang

tầm nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cũng phải đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật, xây dựng vàáp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Ban hành các qui định đểđiều chỉnh hoạt động của các loại hình kinh doanh du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập với quốc tế.

Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam nói chung hay Tổng cục Du lịch nói riêng phải thành lập Cục xúc tiến du lịch; các Sở du lịch ở những địa bàn trọng điểm, nhiều tiềm năng du lịch cũng cần củng cố phát và phát triển mạnh mẽđể rồi tiến tới thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn.

Sau đó, Chính phủ cần sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh và tăng cường vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch. Việc đa dạng hoá sở hữu thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng cần đẩy mạnh bằng cách thành lập mới công ty cổ phần và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch để có thể huy động ngày càng tăng các nguồn lực của xã hội vào phát triển du lịch. Vậy nên, để có thể quản lý có hệ thống thì Chính phủ cũng nên thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, Tổng cục Du lịch cũng phải gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ vàđảm bảo ổn định,an ninh, an toàn trong hoạt động của Ngành và với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Củng cố và thành lập các cơ quan hành chính sự nghiệp theo mô hình mới thuộc Tổng cục để quản lý và tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và xúc tiến du lịch làm đầu mối giúp Tổng cục chỉđạo thực hiện chiến lược.

3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Du lịch có năng lực, đạo đức

Đểđáp ứng nhu cầu trước mắt thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam có hiệu quả và chuẩn bị cho lâu dài xây dựng đất nước Việt Nam thành một nơi du lịch lý tưởng trên thế giới, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác đào tạo lại vàđào tạo mới chất lượng đội ngũ cán bộ bằng cách xây dựng mô hình đào tạo như: trường khách sạn và Học viện du lịch Quốc gia hoặc Đại học chuyên ngành du lịch. Thíđiểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sởđào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước và từ doanh nghiệp.

Kết hợp gắn giáo dục vàđào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục toàn dân. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm đểđẩy nhanh công tác đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch, từng bước xã hội hoáđào tạo du lịch; coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế vềđào tạo du lịch.

Đôn đốc, chỉđạo thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách cán bộ từ việc qui hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi ngộ,... đặc biệt chú trọng việc từng bước trẻ hoáđội ngũ cán bộ kết hợp ưu tiên, sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kếthừa. Đồng thời phải chú trọng đào tạo sử dụng vàđãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

3.4.4. Tăng cường hợp tác Quốc tế Du lịch

Đông thời với các giải pháp phát huy nội lực, Tổng cục Du lịch cần coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tếđể phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Để thực hiện được điều này chúng ta tích cực tham gia các hoạt động hợp tác

đàm phán ký kết gia nhập các Điều ước quốc tế song phương vàđa phương trên các lĩnh vực với các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản,..., các cá nhân và tổ chức như: WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU, APEC,... để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa Du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp trình độ và hội nhập với sự phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.

Tổng cục Du lịch cũng nên chủđộng tham gia hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, thể chế và kinh tếđể hội nhập du lịch ở mức cao khi sắp tới Việt Nam gia nhập WTO.

3.4.5. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam với các bộ ngành, các địa phương

Tổng cục Du lịch cần hướng dẫn các địa phương xây dựng chiến lược phát triển du lịch của địa phương trên cơ sở cụ thể hoá chiến lược quốc gia. Xây dựng và tổ chức các chiến lược thông qua các công tác quy hoạch, kế hoạch và chương trình du lịch quốc gia, các chương trình hành động cho từng thời kỳ. Tổng cục cũng nên chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành nghiên cứu các chủ trương, chính sách phát triển du lịch, việc xác định nhiệm vụđầu tư Nhà nước và tín dụng ưu đãi Nhà nước hàng năm để thực hiện chiến lược.

KẾTLUẬN

Ngày nay, Du lịch là nhu cầu bức thiết của toàn thể xã hội và của tất cả mọi người. Thị trường Du lịch quốc tế và nội địa nói chung rất đa dạng và phong phú. Du lịch là ngành “công nghiệp không khói” và nóđem lại “siêu lợi nhuận” đồng thời là nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp vô cùng với những tài sản vô cùng quý giá do ông cha ta, do lịch sửđể lại. Đây là những vốn liếng để chúng ta phát triển và xây dựng ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ, làm giàu cho tổ quốc.

Để khai thác được triệt để những điều kiện thuận lợi đó chúng ta cần phải tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn đểđưa Luật Du lịch vào cuộc sống. Có như vậy công cuộc phát triển ngành Du lịch mới có thể diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ và thuận lợi.

Ngoài ra Luật Du lịch sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc hội nhập với thế giới của ngành Du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung của nước ta. Xu thế hội nhập trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu và tối quan trọng, bởi vì không một quốc gia nào có thể tự phát triển mà không cần đến các quan hệ với thế giới bên ngoài. Du lịch là ngành kinh tếđược Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung quan tâm phát triển. Bản thân Du lịch là ngành kinh tế mang nhiều yếu tố yếu tố quốc tế và hội nhập. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Du lịch Việt Nam trên cơ sở phát huy tiềm năng vốn có, những thế mạnh tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, kinh nghiệm và thành tựu kinh tế chính trị xã hội sau 18 năm đất nước tiến hành đổi mới đãđạt được những thành công đáng kể từng bước nâng cao vị thế của Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Sức mạnh cạnh tranh của Du lịch Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém và những thách thức đặt ra cho sự phát triển Du lịch trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Cần vai trò chủđộng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mở rộng hơn các quy định, pháp chếđể tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch trong và ngoài nước. Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch của Việt Nam cũng cần xác định rõ chiến lược kinh doanh của mình chủđộng tham gia hội nhập quốc tế. Hội nhập mở ra hướng đi mới cho Du lịch Việt Nam, giúp thực hiện thành công yêu cầu màĐại hội IX của Đảng đề ra: “Phát triển Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế, mũi nhọn,....đáp ứng nhu cầu Du lịch trong nước và phát triển nhanh Du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển Du lịch của khu vực”.

TÀILIỆUTHAMKHẢO

1. Giáo trình hướng dẫn Du lịch - Nguyễn Văn Đình 2. Nhập môn Du lịch - NXB Thống kê, 2000

3. Giáo trình Kinh tế du lịch - Robert Lanquar - NXB Thế Giới Hà Nội - 1993 4. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995-2010 - Tổng cục Du lịch.

5. Thị trường Du lịch - Nguyễn Văn Lưu - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Thống kê, 1998.

6. Từđiển Bách khoa toàn thư, tập 1, Hà Nội, 1996

7. Tạp chí Du lịch của Tổng cục Du lịch các số năm 2001, 2004, 2005. 8. Văn bản Pháp lệnh về Du lịch.

9. Luật Du lịch đãđược ban hành do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 (từ ngày 05 tháng 05 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 do Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã ký).

- Theo khoản 1 điều 87 Luật Du lịch thì Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

MỤCLỤC

Lời giới thiệu...1

Chương I: Du lịch và tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân ...3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...3

1.2. Khái niệm về Du lịch...3

1.3. Tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân...4

1.4. Đường lối đổi mới trong sự nghiệp phát triển Du lịch của Đảng ở Việt Nam và những thành tựu về du lịch trong những năm qua...7

Chương II: Một số vấn đề về cơ sở pháp lý trong du lịch ...14

2.1. Vài nét về tình hình pháp luật về Du lịch trước năm 2005...14

2.2. Đánh giá chung sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh du lịch...17

2.3. Luật Du lịch - Cơ sở pháp lý cơ bản của du lịch Việt Nam ...37

2.3.1. Quá trình xây dựng Luật...37

2.3.2. Quan điểm xây dựng Luật...39

2.3.3. Những nội dung cơ bản của Luật Du lịch...39

Chương III: Hợp tác quốc tế về du lịch của Việt Nam ...52

3.1. Tham gia các Tổ chức - Hội nghị về du lịch...52

3.2. Ký kết các Điều ước quốc tếđa phương và song phương giữa Việt Nam và các nước về Du lịch...54

3.3. Vấn đề du lịch trong giai đoạn phát triển mới của đất nước ta...56

3.4. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Du lịch trong quá trình hội nhập...58

3.4.2. Củng cố bộ máy, cơ chế quản lý về Du lịch...58 3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ du lịch có năng lực, đạo đức...59 3.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế du lịch...60 3.4.5. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam với các bộ, ngành, các địa phương...61

Kết luận...62 Tài liệu tham khảo...64

TÓMTẮTLUẬNVĂN

Phần I: Lý do chọn đề tài: "Cơ sở pháp lý về du lịch và vấn đề hợp tác quốc tế về du lịch ở Việt Nam"

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được - một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Du lịch Việt Nam đang có những bước tiến triển rõ rệt, lượng khách trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng. Ngành Du lịch đãđóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước ta và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện CNH-HĐH đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh Du lịch ngày càng cao đãđưa Du lịch trở thành một ngành "Công nghiệp không khói" đóng góp vai trò quan trọng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hơn nữa bản thân em là một hướng dẫn viên du lịch khách quốc tế cho các nước nói tiếng Đức đến thăm di du lịch ở Việt Nam. Bởi vậy đã tự nhận thức được rằng một người hướng dẫn viên không chỉ giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm, hiểu biết văn hoá mà còn phải hiểu biết sâu rộng luật pháp về Du lịch nên em đã chọn đề tài cơ sở pháp lý về du lịch để làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.

Phần 2: Nội dung đề tài luận văn ngoài lời giới đầu, kết luận, tài liệu tham khảo gồm 3 chương:

* Chương 1: Du lịch - tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân.

Ở chương này em tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Du lịch. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế - xã hội vàđã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp sống sinh hoạt trong xã hội hiện đại. Du lịch được coi như một ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 ngành Du lịch đã ra đời 45 năm hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời kỳđổi mới hiện nay.

Tầm quan trọng của Du lịch trong nền kinh tế quốc dân và những thành tựu về du lịch trong những năm qua. Du lịch không chỉ là nền kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà làđòn bảy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong lĩnh vực khoa học - xã hội và du lịch.

Số lượng khách quốc tế vào Việt Nam năm 1990 là 250.000 lượt. Năm 1992 tăng lên đến 440.000 lượt, đạt khoảng trên 30%. Đến năm 1994 đạt trên 60% làm các chuyên gia về du lịch của WTO phải ngạc nhiên. Sự ra đời của pháp lệnh Du lịch tháng 02 năm 1999. Năm 2004 khách quốc tếđến Việt Nam là 2,93 triệu lượt.

Đường lối đổi mới tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động quốc gia về Du lịch. Xây dựng chương trình tiếp theo giai đoạn 2006-2010

tăng lượng khách quốc tế từ 6-7 triệu và 25 triệu lượt đến năm 2010. Mở rông hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư.

* Chương II: Cơ sở pháp lý của du lịch Việt Nam

Chương này chú trọng nghiên cứu tình hình pháp lệnh về du lịch trước năm 2005 (khi chưa có luật về du lịch). Đánh giá chung sau 5 năm thực hiện pháp lệnh du lịch. Nêu ra được những điểm thành công và hạn chế của Pháp lệnh đầu tiên ở Việt Nam về du lịch.

Đặc biệt, từ những kiến nghị qua tổng kết về pháp luật về du lịch em đã giới thiệu và phân tích nội dung của Luật Du lịch, mặc dùđến tháng 1/2006 mới có hiệu lực, nhưng đây có thể coi là thành tựu to lớn của việc xây dựng

Một phần của tài liệu HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH Ở VIỆT NAM (Trang 60 -72 )

×