Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

4. Đóng góp mới của luận văn

1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và

và khu vực nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu về thảm thực vật và đa dạng thực vật ở Thái Nguyên còn rất ít và tản mạn. Cuối năm 70, Sở Nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu một số mô hình rừng trồng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc như mô hình Lim, Dẻ, Trám…ở xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ. Mô hình Bạch đàn hoặc Bạch đàn - Keo ở vùng hồ Núi Cốc, huyện Đại Từ. Các mô hình này có hiệu quả kinh tế tốt đối với người dân, rừng đã được phục hồi. Năm 1986 – 1987 Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu một số mô hình nông lâm kết hợp, trong đó có mô hình cây màu xen cây công nghiệp (chè) hoặc cây màu trồng xen với cây ăn quả (Mít, Dứa…) ở xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ đã có kết quả tốt [55].

Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1994) nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của quần hệ sa van cây bụi trên vùng đồi trung du Thái Nguyên, đã đưa ra một số loại hình khoanh nuôi phục hồi và một số mô hình rừng trồng (Lim, Dẻ, Trám…) [13].

Lê Ngọc Công (2004) đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến… [15]

Nguyễn Xuân Quát (1995) nghiên cứu mô hình rừng tự nhiên, mô hình vườn chè tại các vùng đồi núi thấp, đất đai bị thoái hoá mạnh của các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên [39].

Đặng Kim Vui (2002) [54] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê số họ và số loài thực vật ở từng giai đoạn phục hồi, đó là: giai đoạn phục hồi 1 – 2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 3 – 5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 – 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 11 – 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ.

Ở khu vực nghiên cứu (xã Thần Sa), các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật ở đây còn rất ít. Năm 2008, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê số loài số loài thực vật trong khu bảo tồn là 1635 loài thuộc 817chi, 191 họ được phân bố cụ thể trong bảng 1.3 [3].

Bảng 1.2. Số loài thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng STT Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài 1 Ngành Thông đất - Lycopodiophyta 2 3 7 2 Ngành Mộc tặc – Equisetophyta 1 1 1 3 Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 15 31 58 4 Ngành Thông – Pinophyta 3 5 7 5 Ngành Mộc lan – Magnoliophyta 170 777 1561 Lớp Mộc lan - Magnoliopsida 142 606 1166 Lớp Hành – Liliopsida 28 171 395 Cộng 191 817 1635

Trong tổng số 191 họ ở khu vực nghiên cứu có 55 họ chỉ có 1 loài, 42 họ có 2 – 3 loài. 53 họ có 4 – 9 loài, 25 họ có 10 – 19 loài, 17 họ có 20 loài.

Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ [6] đã lập danh mục các loài thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng bao gồm 5 ngành, 160 họ và 1096 loài. Bên cạnh đó, các tác giả còn phân chia giá trị sử

dụng của các loài thực vật theo 4 nhóm chính là: cây lấy gỗ, cây làm thuốc, cây ăn được và cây làm cảnh. Những kết quả vừa nêu mới chỉ là số liệu bước đầu, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái. Đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả góp phần nghiên cứu giải quyết các yêu cầu đó.

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới

Võ Nhai có diện tích tự nhiên 84.510,4ha, gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc khu vực III, còn lại 4 đơn vị thuộc khu vực II. Dân số hiện có 63.000 người.

- Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên - Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới và Na Rì - tỉnh Bắc Kạn

- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn - Phía Nam giáp huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang

Xã Thần Sa là khu vực nghiên cứu, có tổng diện tích tự nhiên là 10.144ha thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, nằm trên địa bàn hành chính huyện Võ Nhai, có ranh giới như sau:

+ Phía Tây giáp xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên + Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn

+ Phía Đông giáp xã Thượng Nung và Cúc Đường - Huyện Võ Nhai + Phía Nam giáp xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

2.1.2. Địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc-Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Huyện Võ Nhai nói chung và xã Thần Sa nói riêng đều có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng.

2.1.3. Đất đai

Theo kết quả phúc tra do Viện Thiết kế xây dựng thực hiện thì toàn huyện Võ Nhai có các nhóm đất sau:

- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,15% diện tích - Đất đen: 935 ha chiếm 1,11% diện tích

- Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích - Các loại đất khác: có 11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích.

Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha.

2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

* Khí hậu: Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và

Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

* Thuỷ văn: Trong huyện Võ Nhai có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

2.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.

- Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng.

Khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên

- Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn; Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít. Tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn.

- Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân, thiếc, chì, kẽm, vàng..., có rải rác ở các địa phương trong tỉnh.

- Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.

- Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3

, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng Al2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng quặng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.

2.1.6. Tài nguyên rừng

Võ Nhai có diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu... Xã Thần Sa thuộc khu vực nghiên cứu có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.144ha. Trong đó rừng tự nhiên có 8.675ha gồm: rừng gỗ có 1327ha; rừng tre nứa 50ha; rừng hỗn giao 1312ha; rừng núi đá 5985ha.

Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, bắn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.

2.2. Điều kiện xã hội vùng nghiên cứu

2.2.1. Dân số, dân tộc

Dân số cuối năm 2005 toàn huyện Võ Nhai có 14.110 hộ với 62.744 người, nữ chiếm 50,08% dân số. Trong đó:

- Nhân khẩu nông nghiệp: 59.830 người. - Nhân khẩu phi nông nghiệp: 2.914 người. Mật độ dân số trung bình: 73 người/km2

, phân bố không đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc Quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu, vùng xa mật độ thấp 22 - 25 người/km2

.

- Dân tộc: toàn huyện có 8 dân tộc anh em là: Kinh chiếm 34,17% dân số; Tày 29,88%; Nùng 14,52%; Dao 12,63%; Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Sán Chí, Hoa chiếm 8,7%.

- Lao động: Toàn huyện có 29.703 lao động nông nghiệp chiếm 47,34% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 57,5%. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.

Về trình độ lao động nhìn chung thấp. Số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%, Tiểu vùng II là 42,5% và Tiểu vùng III là 32% tổng số hộ. Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít. Số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều.

Tổng số hộ, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Thần Sa được nêu cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.1. Số hộ, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Thần Sa TT Tên xóm Tổng số hộ Tổng số khẩu

Trong đó dân tộc (theo khẩu) Kinh Tày Nùng Dao Mông Cao

lan 1 Trung Sơn 93 424 06 418 0 0 0 0 2 Kim Sơn 67 341 03 282 0 0 56 0 3 Hạ Sơn Tày 31 130 01 128 0 0 01 0 4 Hạ Sơn Dao 64 286 01 02 0 283 0 0 5 Ngọc Sơn 1 47 218 02 161 0 0 55 0 6 Ngọc Sơn 2 41 185 0 172 0 13 0 0 7 Xuyên Sơn 52 270 0 247 0 0 16 07 8 Tân Kim 67 337 0 0 0 337 0 0 9 Hạ Kim 32 161 0 0 0 161 0 0 Cộng 494 4206 13 1410 0 794 127 07

(Nguồn: Báo cáo xã hội và đa dạng sinh học khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng ngày 20 tháng 08 năm 2008 [3])

2.2.2. Hoạt động nông lâm nghiệp

Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất trong toàn ngành nông, lâm nghiệp của huyện Võ Nhai đều tăng qua các năm, mức tăng bình quân đạt gần 6%/năm.

Các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao được phát triển mạnh như: cây đỗ tương, thuốc lá, mía, lạc, chè, tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân. Hệ số sử dụng đất hiện nay là 1,77 lần, đạt giá trị 15,3 triệu đồng/ha canh tác. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 20,3 ngàn tấn (năm 2001) lên 27,8 ngàn tấn (năm 2004). Bình quân lương thực đầu người đạt 454kg/người/năm. Sản xuất lương thực đủ đáp ứng nhu cầu toàn huyện. Các mô hình chăn nuôi quy mô, tập trung ngày càng phát triển. Đàn lợn được duy trì ổn định ở mức 32.000 con, đàn bò tăng nhanh từ năm 2003 với số lượng hiện nay là 2.300 con, riêng đàn Trâu có xu hướng giảm với số lượng hiện nay là 14.700 con. Sản lượng thịt hơi các loại hàng năm đạt từ 2.000 đến 2.300 tấn.

Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng khai thác sang trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Hàng năm, diện tích trồng mới đạt từ 300 đến 450 ha rừng các loại. Ngoài ra còn trồng được 392 cây hồi ở 5 xã: Phú Thượng, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc và Thần Sa là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Thành phần kinh tế hợp tác xã phát triển mạnh trong 5 năm với tổng số hiện nay toàn huyện có 20 hợp tác xã, bước đầu làm ăn có hiệu quả.

Xã Thần Sa nằm trong khu bảo tồn thiện nhiên Thần Sa - Phượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)