Điều kiện xã hội vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

4. Đóng góp mới của luận văn

2.2.Điều kiện xã hội vùng nghiên cứu

2.2.1. Dân số, dân tộc

Dân số cuối năm 2005 toàn huyện Võ Nhai có 14.110 hộ với 62.744 người, nữ chiếm 50,08% dân số. Trong đó:

- Nhân khẩu nông nghiệp: 59.830 người. - Nhân khẩu phi nông nghiệp: 2.914 người. Mật độ dân số trung bình: 73 người/km2

, phân bố không đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc Quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu, vùng xa mật độ thấp 22 - 25 người/km2

.

- Dân tộc: toàn huyện có 8 dân tộc anh em là: Kinh chiếm 34,17% dân số; Tày 29,88%; Nùng 14,52%; Dao 12,63%; Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Sán Chí, Hoa chiếm 8,7%.

- Lao động: Toàn huyện có 29.703 lao động nông nghiệp chiếm 47,34% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 57,5%. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.

Về trình độ lao động nhìn chung thấp. Số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%, Tiểu vùng II là 42,5% và Tiểu vùng III là 32% tổng số hộ. Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít. Số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều.

Tổng số hộ, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Thần Sa được nêu cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.1. Số hộ, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Thần Sa TT Tên xóm Tổng số hộ Tổng số khẩu

Trong đó dân tộc (theo khẩu) Kinh Tày Nùng Dao Mông Cao

lan 1 Trung Sơn 93 424 06 418 0 0 0 0 2 Kim Sơn 67 341 03 282 0 0 56 0 3 Hạ Sơn Tày 31 130 01 128 0 0 01 0 4 Hạ Sơn Dao 64 286 01 02 0 283 0 0 5 Ngọc Sơn 1 47 218 02 161 0 0 55 0 6 Ngọc Sơn 2 41 185 0 172 0 13 0 0 7 Xuyên Sơn 52 270 0 247 0 0 16 07 8 Tân Kim 67 337 0 0 0 337 0 0 9 Hạ Kim 32 161 0 0 0 161 0 0 Cộng 494 4206 13 1410 0 794 127 07

(Nguồn: Báo cáo xã hội và đa dạng sinh học khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng ngày 20 tháng 08 năm 2008 [3])

2.2.2. Hoạt động nông lâm nghiệp

Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất trong toàn ngành nông, lâm nghiệp của huyện Võ Nhai đều tăng qua các năm, mức tăng bình quân đạt gần 6%/năm.

Các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao được phát triển mạnh như: cây đỗ tương, thuốc lá, mía, lạc, chè, tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân. Hệ số sử dụng đất hiện nay là 1,77 lần, đạt giá trị 15,3 triệu đồng/ha canh tác. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 20,3 ngàn tấn (năm 2001) lên 27,8 ngàn tấn (năm 2004). Bình quân lương thực đầu người đạt 454kg/người/năm. Sản xuất lương thực đủ đáp ứng nhu cầu toàn huyện. Các mô hình chăn nuôi quy mô, tập trung ngày càng phát triển. Đàn lợn được duy trì ổn định ở mức 32.000 con, đàn bò tăng nhanh từ năm 2003 với số lượng hiện nay là 2.300 con, riêng đàn Trâu có xu hướng giảm với số lượng hiện nay là 14.700 con. Sản lượng thịt hơi các loại hàng năm đạt từ 2.000 đến 2.300 tấn.

Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng khai thác sang trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Hàng năm, diện tích trồng mới đạt từ 300 đến 450 ha rừng các loại. Ngoài ra còn trồng được 392 cây hồi ở 5 xã: Phú Thượng, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc và Thần Sa là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Thành phần kinh tế hợp tác xã phát triển mạnh trong 5 năm với tổng số hiện nay toàn huyện có 20 hợp tác xã, bước đầu làm ăn có hiệu quả.

Xã Thần Sa nằm trong khu bảo tồn thiện nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, vì vậy sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lâm nghiệp được quan tâm. Số hộ được nhận đất rừng: 1.889,0 hộ chiếm 43,8% hộ/xã và bước đầu đã mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho người dân trong xã.

2.2.3. Giao thông, thuỷ lợi

Hệ thống giao thông trong xã chủ yếu vẫn là đường đất, số km đường nhựa và bê tông rất ngắn chỉ vài km. Hiện nay, huyện Võ Nhai đang kêu gọi các chương trình và dự án đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông trong toàn huyện. Đặc biệt có dự án xây dựng cầu Nước Hai thuộc Xã Cúc Đường bắc qua sông Thần Sa, nối liền 2 xã Cúc Đường và Thần Sa, là tuyến đường đến di tích lịch sử, văn hoá Mái Đá Ngườm xã Thần Sa.

Tại Thần Sa, hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt được cung cấp bởi sông Thần Sa và hệ thống nước ngầm khá phong phú. Tuy nhiên việc khai thác vàng trái phép tại xã Thần Sa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

2.2.4. Văn hoá, giáo dục, y tế

- Về văn hoá: Do chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí còn thấp, giao lưu và thông thương với bên ngoài không nhiều.

- Về hệ thống giáo dục: Trong xã đã có các trường từ mầm non đến trung học cơ sở. Toàn xã đã đạt phổ cập giáo dục mầm non và trung học cơ sở. Tuy nhiên, cả huyện mới có 3 trường cấp ba, đi lại khó khăn nên số học sinh học hết cấp 3 và các cấp học cao hơn còn thấp.

- Về y tế: Xã Thần Sa có 1 trạm y tế đóng tại trung tâm xã, được xây dựng kiên cố với 4 giường bệnh, 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 2 y tá. Cơ sở, dụng cụ khám chữa bệnh còn rất đơn sơ. Tuy nhiên, công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện giao thông chưa thuận lợi nên việc chữa chạy bệnh nhân trong trường hợp nguy cấp chưa kịp thời.

2.2.5. Điện, nước sạch

Có 80% số hộ trong xã được hưởng nguồn điện lưới quốc gia. Một số xóm vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn nên hệ thống đường điện còn chưa được đáp ứng.

Hệ thống nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân đều lấy từ nguồn nước ngầm (nước khoan, giếng khơi) tương đối đảm bảo vệ sinh môi trường [3].

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Là 5 trạng thái thảm thực vật tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên bao gồm:

 Trạng thái rừng trên núi đất

 Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá  Trạng thái rừng thứ sinh

 Trạng thái thảm cây bụi  Trạng thái thảm cỏ

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)

Chúng tôi sử dụng phương pháp của Hoàng Chung (2008) [11] như sau: - Tuyến điều tra: trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các TĐT. TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí OTC và ODB (2x2m) để thu thập số liệu OTC.

- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC là 400m2 (20 x 20m) cho các trạng thái rừng và cây bụi. Ô dạng bản (ODB) được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Với thảm cỏ dùng diện tích 2x2m. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung. Trong các OTC, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học (các loài chưa biết tên thì thu thập mẫu về định loại), dạng sống và đo chiều cao của cây để xác định cấu trúc phân tầng của các trạng thái thảm thực vật)

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), Dạng sống (thân gỗ, thân bụi, thân thảo, dây leo). Những loài chưa biết tên lấy mẫu về để định loại.

- Trong OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu cũng giống như tuyến điều tra.

3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu thực vật

- Xác định tên khoa học, tên địa phương của các loài cây theo các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân (1997) [5], Phạm Hoàng Hộ (1991) [22], Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam [48].

- Xác định dạng sống theo Raunkiaer (1934), Hoàng Chung (2008) [11]. Theo cách phận loại này, dạng sống gồm các kiểu chính sau:

1. Chồi trên mặt đất (Phanerophytes), chồi tạo thành ở những cây này phải nằm trên độ cao nào đó (từ 25cm trở lên), thuộc vào nhóm này gồm các cây gỗ, cây bụi.

2. Chồi mặt đất (Chamaetophytes), chồi hình thành ở độ cao không lớn so với mặt đất (dưới 25cm). Thuộc nhóm này có cây bụi nhỏ, cây nửa bụi,những cây dạng gối, rêu sống trên mặt đất.

3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes), chồi được tạo thành nằm sát mặt đất, thuộc nhóm này gồm nhiều cây thảo sống lâu năm.

4. Cây chồi ẩn (Crytophytes), chồi được hình thành nằm dưới đất, thuộc nhóm thực vật địa sinh (cây thân hành, thân củ, thân rễ) hoặc cây mọc từ đáy ao hồ.

5. Cây một năm (Therophytes), trong mùa bất lợi nó tồn tại ở dạng hạt, thuộc nhóm cây một năm.

- Xác định các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC theo Sách đỏ Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) phần thực vật [40],

Danh lục đỏ IUCN (2006) [58] và nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2006 [9]

3.2.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân

Trực tiếp phỏng vấn người chủ rừng hoặc các cơ quan chuyên môn (chi cục kiểm lâm, UBND xã…) để nắm được các thông tin về điều kiện tự nhiên ở KVNC, trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật…

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đa dạng thảm thực vật và hệ thực vật ở KVNC

4.1.1. Đa dạng thảm thực vật

Thành phần thực vật cùng với các yếu tố phát sinh quần thể khác đã tạo nên ở KVNC một kiểu thảm thực vật rừng chính, đó là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên vùng đồi núi thấp mà chủ yếu là các kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên núi đá vôi và một diện tích nhỏ trên vùng núi đất. Tuy nhiên hiện nay, những trạng thái rừng nguyên sinh điển hình đặc trưng của các kiểu thảm trên còn lại rất ít và phân bố ở những nơi hiểm trở, xa xôi, trên đỉnh núi. Phần lớn thảm thực vật rừng nguyên sinh đã bị tác động phá hoại ít nhiều hoặc mất đi những đặc trưng của cấu trúc ban đầu, hoặc là bị phá huỷ hoàn toàn và thay vào đó là những trạng thái thảm thực vật khác nhau trong chuỗi diễn thế suy thoái hoặc phục hồi. Qua điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa, chúng tôi phát hiện ở xã Thần Sa hiện tại có 8 trạng thái thảm thực vật sau đây:

4.1.1.1. Trạng thái rừng trên núi đá vôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểu rừng này trong khu vực nghiên cứu có diện tích lớn 5985ha. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức diễn ra trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác động của kiểu rừng này hiện tại còn lại rất ít, phân bố rải rác trên các đỉnh núi đá vôi cao, dốc hiểm trở, xa đường giao thông. Loài thực vật ưu thế phổ biến rất đặc trưng trong các quần xã thực vật ở đây là Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Đinh (Markhamia stipulata), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trai lý (Garcinia fragraeoides), Thung (Tetrameles nudiflora), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum, Đại phong tử (Hydnocarpus anthelminthica)… Các cây gỗ đa số có chiều cao trên 20m và đường kính

trung bình 40cm - 50cm. Phần lớn diện tích rừng trên núi đá vôi ở đây đã bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động khai thác của con người. Thành phần thực vật tương tự như ở trạng thái rừng chưa bị tác động, cũng bao gồm các loài: Nghiến, Lát. Đinh, Trai lý, Thung…nhưng những cây gỗ cao to đã bị khai thác hết, chỉ còn lại những cây nhỏ có chiều cao 10 - 15m, đường kính 20 - 25cm và những cây con tái sinh.

4.1.1.2. Trạng thái rừng trên núi đất

Trong khu vực nghiên cứu, kiểu rừng này phân bố trên các vùng đồi núi đất ở độ cao dưới 400m. Các loài thực vật chủ yếu trong kiểu thảm này là Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Sau sau (Liquidambar formosana), Cáng lò

(Betula alnoides), Xoan nhừ (Choerospodias axillaris)…, chúng thường mọc thành những quần thể nhỏ gần như thuần loài.

4.1.1.3. Trạng thái rừng trong thung lũng

Trong những vùng không bị tác động của con người, thành phần thực vật ở đây có nhiều loài cây gỗ cao trung bình 20m, đường kính trung bình 50cm - 60cm. Đó là các loài Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), De (Cinnamomum sp.), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Phay (Duabanga grandiflora),

Thung (Tetrameles nudiflora)

4.1.1.4. Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá

Kiểu rừng này chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu. Thành phần loài thực vật phổ biến và hay gặp là Phay (Duabanga grandiflora), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sếu (Celtis sinensis), Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Núc nác (Oroxylum indicum), Nhọc (Polyalthia cerasoides)…

4.1.1.5. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác

Ở kiểu rừng này, thảm thực vật rất đa dạng về thành phần loài cũng như về cấu trúc hình thái. Ở vùng núi đá vôi, thành phần loài thực vật của rừng thứ

sinh gồm các loài như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Thị đốt cao

(Diospiros susarticulata.), Cà ổi (Castanopsis ferox), Đa bóng (Ficus vasculosa), Mạ sưa (Heliciopsis lobata)… Ở vùng núi đất, trong trạng thái thứ sinh, thành phần loài thực vật phong phú hơn so với ở vùng núi đá vôi. Các loài thường gặp là Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sung (Ficus racemoa), Núc nác (Oroxylum indicum), Chò xanh (Terminalia myriocarpa)…

4.1.1.6. Trạng thái rừng tre nứa

Trong khu vực nghiên cứu rừng tre nứa có 50ha, các loài tre nứa phổ biến là Nứa (Neohouzeauna dullooa), Sặt (Arundineria callosa), Vầu (Idosasa crassiflora), Giang (Dendrocalamus patellaris)… Có thể gặp chúng mọc xen với các loài cây gỗ hoặc mọc thành những quần thể nhỏ thuần loài.

4.1.1.7. Trạng thái thảm cây bụi

Trảng cây bụi cũng gặp rải rác trong khu vực nghiên cứu. Đó là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Cò ke láng (Grewia glabra), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Mua vảy (Melastoma candidum), Lẩu (Psychotria reevesii), Hồng bì (Clausena lansium)

4.1.1.8. Trạng thái thảm cỏ

Trảng cỏ thứ sinh thường xuất hiện trên đất sau nương rãy bỏ hoang hoá. Phổ biến và chiếm ưu thế là các loài Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ chít

(Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ cứt lợn

(Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora)…

4.1.2. Đa dạng hệ thực vật

Trong quá trình nghiên cứu ngoài thực địa, do có nhiều khó khăn như địa hình phức tạp, độ cao của núi lớn, thời gian nghiên cứu hạn chế…nên chúng

tôi chỉ tập trung điều tra nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật (thành phần loài) trong 5 trạng thái thảm thực vật, với độ cao dưới 500m so với mực nước biển. Năm trạng thái chọn nghiên cứu là: rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá, rừng thứ sinh nhân tác, thảm cây bụi và thảm cỏ

4.1.2.1. Đa dạng các bậc taxon trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC

Tại KVNC qua điều tra bước đầu đã thống kê được 231 loài, thuộc 176 chi, 89 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC

STT Ngành thực vật Số Họ Chi Loài lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2,24 2 1,13 2 0,86 2 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1,12 1 0,56 1 0,43 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 4,49 5 2,84 7 3,03 4 Mộc lan (Magnoliophyta) 82 92,15 168 95,45 221 95,68 4.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 72 87,8 152 90,47 204 92,3 4.2. Lớp Hành (Liliopsida) 10 12,2 16 9,53 17 7,7 Tổng cộng 89 100 176 100 231 100

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 39)