Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ thác bà, tỉnh yên bái (Trang 88 - 90)

3. Giới hạn nghiên cứu

4.5.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh

Từ số liệu thu thập trên 80 ODB phân bố đều ở các vị trí trong những ô tiêu chuẩn điển hình của hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác định, mật độ, tổ thành cây tái sinh như sau:

Bảng 4.18. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh ở hai TTV

TT Trạng thái TTV sau KTK Trạng thái TTV sau NR Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) 1 Vàng anh 1325 18,23 Dẻ gai 867 11,37 2 Máu chó 725 9,97 Trám trắng 542 7,1

3 Chòi mòi 675 9,28 Sau sau 538 7,05

4 Trọng đũa 537 7,38 Kháo 489 6,41

5 Chò nâu 515 7,08 Trâm 417 5,46

6 Chẹo trắng 487 6,70 Sồi tía 398 5,15

7 Vạng 413 5,68 Dung 354 5,07

32 loài khác 2573 35,68 48 loài khác 4020 52,39

39 loài 7268 100 55 loài 7625 100

* Thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy

Từ kết quả ở bảng 4.18 cho thấy, trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau nương rẫy có 55 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ 7625 cây/ha. Trong đó có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Dẻ gai (Castanopsis indica), Trám trắng (Canarium album), Sau sau (Liquidambar formosana), Kháo (Machilus macrophylla), Trâm (Cratoxylum cochinchinensis),…trong đó Dẻ gai (Castanopsis indica) là loài có tỷ lệ tổ thành lớn nhất (11,37 %), mật độ cao nhất 867 cây/ha; Trám trắng (Canarium album) chiếm tỷ lệ tổ thành là 7,1 %, mật độ 542 cây/ha; Sau sau

(Liquidambar formosana) mật độ 538 cây/ha, tỷ lệ tổ thành 7,05 %; các loài còn lại có tỷ lệ tổ thành từ 5,07 % - 6,41 % với mật độ từ354 - 489 cây/ha. Thành phần loài cây tái sinh trong trạng thái này đã không còn thấy sự xuất hiện của các loài ưa sáng mọc nhanh, đời sống ngắn như:Ba bét (Mallotus paniculatus), Lá nến (Macaranga

denticulata), Thầu tấu (Aporosa dioica), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Bồ đề

(Styrasx tonkinensis),…trong tổ thành cây tái sinh.

* Thảm thực vật sau khai thác kiệt

Ở trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau khai thác kiệt có tổng số 39 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ 7.268 cây/ha. Có 7 loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành. Trong đó, Vàng anh (Saraca dives) chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất (18,23%), tương ứng với mật độ lớn nhất là 1.325 cây/ha; Máu chó (Knema globularia) có mật độ 725 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 9,97%; các loài khác như Chòi mòi (Antidesma ghasembilla), Trọng đũa (Ardisia crenata), Chò nâu

(Dipterocarpus retusus) có mật độ từ 515 - 675 cây/ha, tỷ lệ tổ thành từ 7,08 - 9,28%; một số loài khác có mật độ dưới 500 cây/ha và tỷ lệ tổ thành từ 5,68 - 6,70% như Chẹo trắng (Engelhardtia roxburghiana) và Vang (Caesalpinia sappan). Trong trạng thái này hầu hết các loài tham gia vào công thức tổ thành đều là những loài cây chịu bóng, đời sống dài. Điều đó chứng tỏ đã có sự thay thế loài cây trong quá trình diễn thế. Tuy nhiên sự biến động về mật độ giữa các loài cây ưu thế có sự chênh lệch khá lớn từ 413 – 1.325 cây/ha.

Nhìn chung, khi so sánh thành phần loài ở 2 trạng thái thấy phần lớn cây tầng cao có mặt ở lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, lớp cây tái sinh không phải hoàn toàn do cây tầng cao gieo giống tại chỗ, một số loài được mang đến từ nhiều nguồn giống khác nhau bằng các con đường như: phát tán nhờ gió, chim hoặc thú. Do đó có một số loài xuất hiện ở tầng cây tái sinh nhưng lại không có mặt ở tầng cây cao như: Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum), Lành ngạnh nam bộ (Cratoxylum cochinchinense)

Nghiên cứu tổ thành mật độ cây tái sinh ở hai trạng thái TTV cho thấy, mật độ cây tái sinh có xu hướng tăng dần theo thời gian phục hồi rừng Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó khi rừng đạt đến sự ổn định tương đối thì mật độ có xu hướng giảm và dừng lại khi đạt được trạng thái rừng cao đỉnh khí hậu. Qua quá trình phục hồi tự nhiên, khi thảm thực vật đạt tới một giai đoạn thành thục thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích nhất định có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá

để tái ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi thảm thực vật, quy luật này chưa rõ ràng và có thể có những xáo trộn nhật định, nhiều loài ưa sáng bị mất đi. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chọn lọc tự nhiên những cá thể củaloài không thích hợp ở giai đoạn rừng non (dẫn theo Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban, 1996) 11.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ thác bà, tỉnh yên bái (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)