3. Giới hạn nghiên cứu
4.5.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Từ số liệu điều tra trên các ô dạng bản thống kê được số cây gỗ tái sinh theo 5 cấp chiều cao. Kết quả trình bày ở bảng 4.19
Bảng 4.19. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở hai TTV Cấp chiều cao (cm) TTV sau NR TTV sau KTK
N (c/ha) Tỷ lệ (%) N (c/ha) Tỷ lệ (%) I ( 0 – 20 ) 2985 39,14 2135 29,37 II ( 21 – 50 ) 1875 24,59 1648 22,67 III ( 51 – 70 ) 986 12,93 1187 16,33 IV ( 71 – 100 ) 895 11,73 925 12,72 V ( 101 – 130 ) 875 11,47 612 8,42 ∑ 7625 100 7268 100
Kết quả bảng trên cho thấy mật độ cây tái sinh ở TTV sau nương rẫy là 2985 cây/ha, TTV sau khai thác kiệt là 2135 cây/ha Tuy nhiên, sự biến động này không rõ ràng và mật độ cây tái sinh ở các trạng thái TTV tập trung nhiều ở cấp chiều caoI (0 - 20 cm), mật độ biến động từ 2135 cây/ha đến 2985 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 29,37 - 39,14%; ở cấp chiều cao thứ II (21 - 50 cm), biến động từ 1648 cây/ha đến 1875 cây/ha. Mật độ cây tái sinh thấp nhất ở cấp chiều cao V (101 - 130 cm) biến động từ 612 cây/ha đến 875 cây/ha.
Tuy nhiên, thời gian phục hồi rừng càng dài thì mật độ cây tái sinh có chiều cao h > 1,3 m sẽ tăng lên. Điều này chứng tỏ, có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ, nên nhiều cá thể bị đào thải. Khi thời gian phục hồi tăng, mật độ cây tái
sinh có chiều cao từ 1 - 2 m lớn hơn ở các giai đoạn tuổi nhỏ. Bởi vì, khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng, yếu tố cản trở tái sinh không phải chủ yếu là cây bụi, thảm tươi nữa nên thời gian này cần chú ý tỉa thưa, loại bỏ dây leo, cây cong queo, sâu bệnh, cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện ánh sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.
Từ số liệu trên, phân bố số cây tái sinh được mô phỏng như sau:
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 I II III IV V Cấp chiều cao M ật đ ộ TTV sau NR TTV sau KTK
Hình 4.12. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ở hai TTV