Xuất một số giải pháp khoanh nuôi, phục hồi hiện trạng thảm thực vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh - vĩnh phúc (Trang 81 - 82)

I. Lớp quần hệ (Formation class)

4.4.xuất một số giải pháp khoanh nuôi, phục hồi hiện trạng thảm thực vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc.

* Đối với trạng thái TTV đủ mật độ tái sinh (mật độ TSTN lớn hơn hoặc bằng 500 cây/ha, chiều cao > 1,5m, sức sống trung bình trở lên) ta áp dụng các biện pháp khoanh nuôi phục hồi tự nhiên, kết hợp với biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

* Đối với trạng thái TTV không đủ mật độ tái sinh (mật độ cây tái sinh tự nhiên < 500 cây/ha) cần có sự kết hợp các biện pháp để thúc đẩy quá trình TSTN theo hướng đi lên, chủ yếu là 2 biện pháp chính sau đây:

Một là: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

- Phát luỗng dây leo, cây bụi, thảm cỏ tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm, cho cây tái sinh sinh trưởng, phát triển. Loại bỏ dây leo, cây bụi, thảm cỏ chèn ép quanh gốc và cả phía trên để có đủ ánh sáng cho cây tái sinh quang hợp thuận lợi.

- Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ dầy sang chỗ thưa. - Trồng bổ sung thêm cây mới, có giá trị, cây bản địa.

Hai là: Biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi

- Bảo vệ, không chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích - Quản lý nghiêm ngặt các khu vục khoanh nuôi, không cho con người và các loại gia súc, gia cầm tàn phá.

- Các biện pháp phòng và chống cháy rừng: Thường xuyên tuần tra phát hiện lửa rừng, những nơi dễ xảy ra cháy cần làm các chòi để tiện theo dõi và quan sát, làm những đường cách ly, ranh giới để cản lửa...v.v.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh - vĩnh phúc (Trang 81 - 82)