Bảng 2.3. Cơ cấu khách du lịch Inbound của công ty phân theo quốc tịch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS ) (Trang 47 - 109)

Số lượng khách Ngày khách TB Chi tiêu TB/khách(USD) Chỉ tiêu Tổng số Khách đi tour trọn gói Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số khách Inbound 32 87 12 25 4.91 5.72 236.4 365.82 Nhật Bản 4 10 2 4 5 6 300 579 Trung Quốc 8 18 3 4 4 3 170 220 Hàn Quốc 5 7 3 5 5 4 200 225 Đài Loan 4 10 2 3 4 5 180 200 Thái Lan 2 7 0 3 5 7 203 245 Các nước Asean 4 11 0 2 4 5 210 225 Pháp 2 5 2 1 7 10 420 600 Anh 3 6 0 1 8 9 400 630 Mỹ 0 6 0 2 0 9 0 612 Úc 0 3 0 0 0 8 0 713 Các quốc gia khác 0 4 0 0 0 5 0 130

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng Inbound)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu khách du lịch Inbound của IGB Tours phân theo quốc tịch

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Năm 2005 Năm 2006 Năm L ượ t k ch Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Đài Loan Thái Lan Các nước Asean Pháp Anh Mỹ Úc Các quốc gia khác

Qua bảng số liệu trên, cho thấy trong hai năm 2005- 2006, thì thị trường Inbound trọng điểm của công ty: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Asean. Các thị trường này biến động theo một xu hướng rất tích cực, tốc độ tăng trưởng ổn định. Lượng khách Trung Quốc của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng thời gian lưu trú bình quân ngắn, có xu hướng giảm vào năm 2006 và mức chi tiêu trung bình không cao (170- 220 USD/khách).. Thị trường khách Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan là các thị trường công ty đặc biệt quan tâm vì đây là những thị trường sang Việt Nam với những khách đi với mục đích là tìm kiếm thị trường đầu tư, có mức tiêu dung cao và khả năng chi trả lớn. Thị trường khách du lịch Châu Âu, trong đó có Pháp và Anh là thị trường mục tiêu chính của công ty. Thị trường khách Châu Mỹ và Châu

Đại Dương với hai thị trường mục tiêu là Mỹ và Úc. Ở khu vực Đông Nam Á, khu vực các nước có điều kiện vị trí du lịch gần giống Việt Nam, công ty chú trọng khai thác thị trường Thái Lan. Đối với mỗi thị trường mục tiêu, công ty cần có những thay đổi trong chính sách sản phẩm để làm thoả mãn khách du lịch và khai thác được tốt hơn thị trường khách Inbound.

2.2.2 Đánh giá thực trạng chính sách sản phẩm du lịch Inbound của công ty:

2.2.2.1. Hiệu quả kinh doanh các chương trình du lịch Inbound của công ty:

Công ty không ngừng cải tiến và xây dựng các chương trình du lịch Inbound khá phong phú để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch đến từ các quốc gia khác nhau. Sau đây là những chương trình du lịch chính giành cho khách du lịch Inbound và nội địa của công ty trong năm 2006:

Bảng 2.4. Bảng giá trọn gói các tour du lịch Inbound năm 2006

BẢNG GIÁ TRỌN GÓI CÁC TOUR DU LỊCH INBOUND NĂM 2006 Đơn vị tính: 1000 VND CODE CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THỜI GIAN NHÓM KHÁCH / MỨC GIÁ 10-14K 15 -19K 20 -29K 30 -45K IGB1 Hà Nội - Hạ Long –

Tuần Châu- Hà Nội

2 Ngày 458 498 468 398

IGB2 Vịnh Bãi Tử Long – QuanLạn

2 Ngày 719 630 556 486

IGB3 Hạ Long – Cát Bà 3 Ngày 896 799 738 689

IGB4 Hà Nội – Cát Bà – Hà Nội 3 Ngày 917 887 860 839

IGB5 Móng Cái – Trà Cổ - Đông Hưng

4 Ngày 1195 1135 1068 936

IGB6 Lạng Sơn - Bằng Tường 2 Ngày 677 640 608 556

IGB7 Sapa – Thành phố trong sương

IGB8 Nghỉ biển Sầm Sơn 3 Ngày 748 718 678 628 IGB9 Móng Cái – Trà Cổ - Đông

Hưng

3 Ngày 976 928 867 760

IGB10 Nghỉ biển Cửa Lò 3 Ngày 878 826 778 690

IGB11 Cửa Lò – Quê Bác – Hà Nội 4 Ngày 1150 1098 1046 956

IGB12 Quê Bác - Đồng Hới – P.Nha

4 Ngày 1295 1218 1218 1068

IGB13 Phong Nha - Quảng Trị - HN

4 Ngày 1366 1286 1228 1068

IGB14 Hà Nội - Huế - Hà Nội 5 Ngày 1088 976 898 819

IGB15 Huế - Đà Nẵng - Hội An 6 Ngày 1288 1168 1099 988

IGB16 Hà Nội – Nha Trang – Hà Nội

5 Ngày 1088 976 898 819

IGB17 Nha Trang- Đà lạt – Hà Nội 7 Ngày 2046 1918 1820 1556

IGB18 Hành trình Miền Nam 12 Ngày 3877 3718 3528 3348

IGB19 Chương trình xuyên Việt 15 Ngày 5788 5568 5288 4768

Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 + / - % 1 Tổng số lượt khách Lượt khách 1984 2217 233 111.744 Khách du lịch Inbound Lượt khách 32 87 55 271.875 Tỷ trọng % 1.61 3.92 2.31 2 Tổng số ngày khách Ngày khách Khách du lịch Inbound Ngày khách 157 498 341 317.197 3 Tổng doanh thu CTDL Inbound Ng.đồng 300945 1383620 108267 5 459.758 4

Chi phí kinh doanh CTDL

Inbound Ng.đồng 150472 286930 136458 190.687

5 Thuế Ng.đồng 8598 39522 30924 459.665

6

Lợi nhuận kinh doanh CTDL

Inbound Ng.đồng 141875 1057168 915293 745.14

7

Mức chi tiêu bình quân 1

Khách Inbound USD 236.43 365.82 129.39 154.727

( Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh du lịch Inbound)

- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chương trình du lịch Inbound tại công ty IGB Tours:

+ Một là, chỉ tiêu về tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch: Công thức tính tổng doanh thu kinh doanh tour du lịch Inbound : TR = R1 + R2 + R3+…+ Rn ( Ri = Pi*Qi )

Trong đó: TR: Tổng doanh thu các chương trình du lịch được thực hiện trong kỳ phân tích:

TR2005 = 300975(Ng. đồng) ; TR2006 = 1383620 ( Ng. đồng)

lịch Inbound của công ty.Nó không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh chương trình du lịch mà còn dùng để xem xét từng loại tour của công ty đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm của nó. Khi tổng kết hiệu quả kinh doanh và cần đưa ra những quyết định về chính sách sản phẩm đối với một tour cần phải sử dụng chỉ tiêu này.

+ Hai là,Chỉ tiêu tổng chi phí kinh doanh chương trình du lịch : TC = C1 + C2 + C3+…+Cn

Tổng chi phí kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: TC 2005 = 150472 ( Ng. đồng) ; TC 2006 = 286 930( Ng. đồng)

Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các chi phí để thực hiện kinh doanh một chương trình du lịch: Từ việc thiết kế đến tổ chức bán. Chỉ tiêu này cũng làm cơ sở để tính toán chỉ tiêu lợi nhuận, đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi lần thực hiện các chương trình du lịch. Nó cũng góp phần quan trọng vào các quyết định trong chính sách sản phẩm của công ty.

+ Ba là, chỉ tiêu tổng số ngày khách:

Công thức tính tổng số ngày khách thực hiện trong kỳ: TNK = TNK1 + TNK2+ TNK3 +…+ TNKn

Tổng số ngày khách Inbound của công ty:

TNK2005 = 157 ( Ngày khách) ; TNK2006 = 498 ( Ngày khách)

Chỉ tiêu tổng số ngày khách đã thực hiện phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty thông qua số lượng ngày khách.

+ Bốn là, chỉ tiêu tổng số lượt khách :

Công thức tính tổng số lượt khách thực hiện: TLK = TLK1 + TLK2 + TLK3 +…+ TLKn

Tổng số lượt khách Inbound đã thực hiện của công ty:

TLK2005 = 32 ( Lượt khách) ; TLK2006 = 87 ( Lượt khách)

lịch Inbound tiêu thụ của công ty thông qua số lượng ngày khách. + Năm là, Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát:

Công thức tính hiệu quả tổng quát: H = TR / TC

Hiệu quả tổng quát của việc kinh doanh tour Inbound của công ty: H2005 = 300945 / 150472 = 2 ; H2006 = 1383620/ 286930 = 4,82

Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra thì việc kinh doanh tour sẽ thu được bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Hệ số càng lớn hơn 1 thì việc kinh doanh tour càng có hiệu quả. Như vậy, hiệu quả việc kinh doanh tour trong năm 2006 cao hơn năm 2005.

+ Sáu là, chỉ tiêu doanh lợi: Công thức: D = LN / TC

Doanh lợi của công ty trong kinh doanh du lịch Inbound:

D2005 = 141875/ 150472 = 0,943 ; D2006 = 1057168/ 286930 = 3,684 Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra cho việc kinh doanh chuyến du lịch sẽ đem lại bao nhiêu % lợi nhuận. Thông qua đó so sánh với chỉ tiêu lãi suất tiết kiệm và xem xét có nên đầu tư kinh doanh chương trình du lịch có chỉ tiêu doanh lợi cao hơn không.

Như vậy, khi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh chương trình du lịch sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của các chương trình du lịch, từ đó đề ra những chiến lược quyết định sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp.

2.2.2.2. Nhận xét về chính sách đa dạng hoá chủng loại, xây dựng nhãn hiệu chương trình du lịch Inbound của công ty:

- Về chủng loại chương trình du lịch Inbound của công ty : Hầu hết các chương trình du lịch của công ty đều tương đối giống nhau cả về tuyến điểm, độ dài và các dịch vụ có trong chương trình. Các chương trình du lịch Inbound của công ty đã chú ý khai thác các tuyến điểm, các danh lam thắng cảnh của Việt Nam, nhưng chủ yếu đó đều là các chương trình du lịch tổng hợp. Đó là các chương trình gồm cả tham quan, nghỉ ngơi kết hợp với giải trí và tìm hiểu lịch sử, văn hoá.

Đa dạng hoá các chương trình du lịch theo mục đích chuyến đi:

Công ty đã xây dựng được những chương trình du lịch để phục vụ những mục đích thuần tuý của khách du lịch: tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tìm hiểu lịch sử, văn hoá…, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường mục tiêu. IGB Tours chưa có những tour có thể kết hợp được nhiều mục đích của khách du lịch trong một chuyến đi như: Kết hợp tour tham quan với nghỉ dưỡng, tour du lịch tìm hiểu văn hoá với giải trí. Bên cạnh đó, những tour phục vụ riêng cho mục đích công vụ MICE( hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm…), những tour du lịch phục vụ cho những người thích thể thao, khám phá và thích mạo hiểm: leo núi, lặn biển, thăm các bản làng dân tộc là những tour mới chưa được khai thác. Công ty cần nghiên cứu kỹ từng thị trường mục tiêu, phân tích xem nhu cầu của từng thị trường. Mục đích của mỗi chuyến đi là cơ sở để công ty có thể thiết kế được các tour du lịch mới.

Đa dạng hoá các chương trình du lịch theo tuyến điểm:

Công ty đã đầu tư một kinh phí tương đối lớn cho việc khai thác các tuyến điển mới trong thiết kế các tour, đặc biệt là tour Inbound. Các chương trình du lịch Inbound của IGB Tours tương đối đa dạng. Tuy nhiên, các chương trình đó còn có nhược điểm là giống nhau nhiều về tuyến điểm. Công

ty khai thác chủ yếu trong các tour là các di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Huế, Phố cổ Hội An…Hầu hết các chương trình có số lượng tuyến điểm tương đối ít trong một tour. Khách du lịch đang có xu hướng gia tăng số lượng điểm đến trong một tour, đặc biệt là đối với khách Mỹ. Nếu trong thời gian tới, công ty lấy thị trường khách Mỹ là một trong những thị trường mục tiêu thì cần quan tâm đến việc đa dạng hoá các chương trình du lịch theo các tuyến điểm. Sự “nghèo nàn” về các tour du lịch của công ty thể hiện rõ đối với khách du lịch đi du lịch kết hợp nhiều mục đích khác nhau: công vụ với nghỉ ngơi giải trí, tông giáo tín ngưỡng và chữa bệnh…thì nội dung của các tuyến điểm vẫn chưa đa dạng và phong phú theo.

Đa dạng hoá các chương trình du lịch theo độ dài chuyến đi:

Các chương trình du lịch của công ty có thời gian tương đối ngắn: Từ 2 ngày đến 15 ngày. Do vậy, nên chưa thu hút được khách du lịch kéo dài được thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu. Với độ dài của các chương trình du lịch ngắn như vậy thì thời gian chủ yếu dành cho khách là tham quan, ngắm cảnh. Trong các chương trình du lịch dài ngày, các hoạt động trong tour thường chưa thực sự thu hút khách du lịch, đôi khi gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu cho du khách. Còn trong các tour ngắn ngày thì số lượng điểm đến bị hạn chế, thời gian đi tham quan ngắn nên khả năng chi tiêu, mua sắm của khách du lịch còn ít. Công ty nên đa dạng hoá các chương trình du lịch có độ dài khác nhau, tập trung vào những chương trình du lịch dài ngày nhằm thu hút khách du lịch Inbound lưu trú tại Việt Nam lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn.

Đa dạng hoá các chương trình du lịch dựa trên khả năng thanh toán và khả năng chi tiêu trong du lịch của khách:

Công ty chưa có các chương trình du lịch xây dựng theo khả năng thanh toán của khách. Các chương trình du lịch chưa có sự đa dạng hoá các điểm đến phù hợp với khả năng chi tiêu của từng đối tượng khách. Ví dụ: Đối

với khách thương gia thì khi xây dựng tour không có những nơi mua sắm hàng lưu niệm chất lượng cao. Mức giá của các chương trình có sự đa dạng phù hợp với thu nhập của đa số khách nhưng không tạo ra được sự khác biệt lớn cho từng đối tượng khách: Khách thương gia thì giá cao hơn, học sinh, sinh viên thì giá phải mềm hơn.

Đa dạng hoá các chương trình du lịch dựa vào thời điểm sử dụng thời gian nhàn rỗi:

Thời điểm nghỉ ngơi của khách là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tổ chức chuyến đi du lịch. IGB Tours rất chú trọng đến việc đa dạng hoá theo tiêu thức này. Điều đó thể hiện trong việc thiết kế các tour phù hợp với các kỳ nghỉ của khách. Đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam vào đúng dịp lễ Nôen hay các dịp lễ khác, các kỳ nghỉ dài ngày…Nhưng các chương trình du lịch chưa có những điểm khác biệt lớn về thời gian giữa khách du lịch công vụ bận rộn thường xuyên với khách du lịch thuần tuý có quỹ thời gian chủ yếu là để nghỉ ngơi, hưởng thụ.

Đa dạng hoá các chương trình du lịch theo các loại hình du lịch:

Công ty có đi vào khai thác nhiều chương trình du lịch theo nhiều loại hình du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng…nhưng kết quả đạt được chưa cao. Điều đó là do IGB Tours chưa xây dựng thành công các tour du lịch chuyên đề. Các chương trình du lịch chuyên đề như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, văn hoá nghệ thuật chưa thực sự được đầu tư, khai thác chuyên sâu. Chính vì vậy rất khó có thể thu hút được khách du lịch quốc tế. Các tour có sức hấp dẫn không, có thu hút được khách tham gia nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự phong phú của các điểm đến. Công ty phải đa dạng, tạo ra các sản phẩm mới để thoả mãn nhu cầu du lịch theo các mục đích khác nhau của khách du lịch. Số lượng khách du kịch lưu lại tại các điểm đến và mức chi tiêu của du khách quốc tế đã cho thấy các tour Inbound chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách.

Đa dạng các chương trình du lịch dựa vào thói quen sử dụng, thị hiếu thẩm mỹ và yêu cầu về các dịch vụ của khách du lịch:

Ở Việt Nam, có 37,3% khách du lịch đi tour của các công ty lữ hành cho điểm tốt và xuất sắc về chất lượng các dịch vụ trong tour.( Theo Khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Mọi khách du lịch đều cho rằng các công ty lữ hành liên doanh hay công ty lữ hành nước ngoài ở Việt Nam là những nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng cao hơn so với các công ty 100% vốn Việt Nam. Tâm lý này đã gây khó khăn lớn cho các công ty lữ hành của Việt Nam trong việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS ) (Trang 47 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w