Thiết kế phƣơng án dạy học một số bài cụ thể

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng (vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh.pdf (Trang 68 - 69)

VIII. Cấu trúc của đề tài

2.4 Thiết kế phƣơng án dạy học một số bài cụ thể

* Ý tưởng sư phạm

Thuyết vật lí phản ánh sự trừu tƣợng hóa và khái quát hóa rất cao các quá trình và hiện tƣợng của thế giới tự nhiên. Chính vì vậy trong khoa học, để hình thành nên một thuyết vật lí cần một quá trình lâu dài và phức tạp. Quá trình này có thể không liên tục về mặt lịch sử vì phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tƣ tƣởng cơ bản mới với tƣ tƣởng cũ. Quá trình này gồm các giai đoạn điển hình:

Thực tiễnVấn đềGiả thuyết Định luật  Thuyết  Hệ quả Thực tiễn. Nhƣng trong dạy học, do điều kiện thời gian, sự hạn chế về trình độ tƣ duy, hạn chế về toán học của học sinh nên học sinh không thể tự lực thực hiện tất cả các giai đoạn trên khi nghiên cứu một thuyết vật lí. Nếu ta chỉ thông báo cho học sinh nội dung "Hạt nhân của thuyết" thì học sinh cũng không thể hiểu đƣợc vai trò, tác dụng của thuyết đó trong khoa học và trong thực tiễn, càng không thể phát triển,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nâng cao đƣợc năng lực nhận thức của học sinh. Bởi vậy, cần phải cho học sinh hiểu đƣợc những yếu tố cơ bản trong cả ba thành phần cấu trúc của thuyết chặt chẽ. Chỉ khi học sinh hiểu đƣợc cơ sở của thuyết thì họ mới hiểu đƣợc thuyết mới phải ra đời để giải quyết vấn đề gì. Chính vì vậy, giáo viên giúp cho học sinh tìm hiểu cơ sở của thuyết bằng cách hƣớng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa lại những kiến thức đã học có liên quan. Ngoài ra để làm tăng sự hứng thú học tập, giáo viên cho học sinh quan sát một số phần mềm mô phỏng.

Hạt nhân của thuyết ánh sáng rất phong phú và sâu sắc, không thể trong một bài mà học sinh hiểu đƣợc, mà nó trải rộng qua các chƣơng trƣớc và kiến thức phần quang học của chƣơng trình vật lí. Để đƣa ra hạt nhân của thuyết chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp dạy học chủ yếu nhƣ: Đặt và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp mô hình... Nội dung hạt nhân của thuyết ánh sáng bƣớc đầu chỉ là định tính. Để học sinh tin vào sự đúng đắn của hạt nhân của thuyết, chúng tôi đã vận dụng linh hoạt những hạt nhân đó để suy ra các hệ quả của thuyết. Sau đó vận dụng hạt nhân của thuyết để giải thích những sự kiện thực nghiệm trong cơ sở của thuyết. Điều đó sẽ làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa thực tế của thuyết, đồng thời cũng tạo điều kiện để học sinh phát triển khả năng suy luận diễn dịch.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng (vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh.pdf (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)