Quá trình sản xuất trang phục

Một phần của tài liệu Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc thái huyện thường xuân (thanh hóa).pdf (Trang 32 - 34)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Quá trình sản xuất trang phục

Trang phục của dân tộc Thái nói riêng và các tộc người nói chung là một trong những hiện tượng văn hoá độc đáo, đặc sắc. Ngay trong mỗi quốc

gia, mỗi địa phương, mỗi ngành… cũng có cá tính riêng. Khi nghiên cứu về trang phục người Thái Thường Xuân, không thể không tìm hiểu về nguyên liệu và quá trình tạo ra trang phục. Tuy có nhiều dân tộc biết đến cây bông, nhưng từng dân tộc trong quá trình trồng bông dệt vải đã rút ra được những kinh nghiệm, phương pháp riêng và trình độ cao thấp khác nhau. Hơn nữa đây là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho sự ra đời của trang phục cũng như toàn bộ quy trình của hiện tượng văn hoá trang phục Thái.

Sự ra đời trang phục: Từ xa xưa, những cư dân trồng trọt đã biết lấy vỏ cây mà che thân. Cư dân chăn nuôi, săn bắn thì lấy da thú mà làm quần áo. Ban đầu trang phục chỉ có giá trị vật chất, sau đó quần áo mang cả giá trị thẩm mĩ. Từ những nguyên liệu ban đầu thô sơ nhất, con người đã biết tìm ra loại chất liệu mới để may quần áo sao cho vừa tiện lợi trong sử dụng vừa phù hợp với khí hậu, môi trường và bền đẹp. Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trên nhiều đồ đồng, đồ gốm Đông Sơn đã có in dấu vải bằng vỏ cây, đây có thể là vỏ cây sui mà trong kháng chiến chống Pháp ta thấy trong căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Từ vải bằng vỏ cây sui con người ta tiến đến sử dụng “vải chuối tiêu” (tiên cát). Sách Quảng chí Trung Quốc chép: “ở Giao chỉ thân cây chuối xé ra như tơ, dệt thành vải gọi là tiêu cát, dễ rách nhưng đẹp, màu vàng nhạt, cũng gọi là vải Giao Chỉ” [10; tr113-114]. Từ vải tơ chuối lại tiến đến vải bông cây gạo gọi là vải cát bối hay vải cát bá. Sách Ngô lục của Trương Bột nói: “Ở Giao Châu có cây bông gạo cao hơn 1 trượng, quả to như chén rượu, da mỏng, trong ruột như mối tơ, sắc trắng bạch, làm vải được[10; tr113-114]. Là một cư dân có mặt khá sớm ở nước ta, chắc chắn người Thái cũng đã biết đến các loại vải đó trước khi biết đến cây bông ngày nay.

Cây bông đã xuất hiện và có lịch sử lâu đời trong đời sống cư dân Thái cũng như nhiều cư dân khác trên thế giới. Quần áo làm từ nguyên liệu bông

mềm mại, bền đẹp mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Cho đến ngày nay cây bông vẫn còn nguyên tính thời sự của nó. Nếu tìm hiểu từ bước đầu tiên khi người Thái dùng gậy chọc lỗ gieo hạt bông, chàm, thu hoạch bông, kéo sợi… cho đến khi có được bộ trang phục đẹp, những tấm thổ cẩm nổi tiếng thì cư dân Thái phải trải qua cả một quá trình dài cần cù, khéo léo, một nắng hai sương vất vả.

Một phần của tài liệu Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc thái huyện thường xuân (thanh hóa).pdf (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)