Chọn đất trồng bông

Một phần của tài liệu Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc thái huyện thường xuân (thanh hóa).pdf (Trang 34 - 35)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Chọn đất trồng bông

Trước đây trong gia đình người Thái Thường Xuân, tất cả trang phục của mọi người già, trẻ, nam, nữ và đồ chăn màn, đệm gối, vải vóc… đều là vải tự dệt và lấy nguyên liệu từ cây bông (co phải). Do đó cây bông có vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi gia đình người Thái, không nhà nào không trồng bông dệt vải.

Để tiến hành trồng bông, đầu tiên người ta phải chọn đất trồng bông. Loại đất này phải tốt, tơi xốp, mầu đen thẫm, dễ thấm nước và dễ thoát nước ở các bãi đất bằng phẳng ven suối hoặc sườn đồi thấp. Thường các khoảng đất ấy không lớn lắm nên bông không được trồng thành từng vùng tập trung cho cả bản mà mỗi nhà có mỗi mảnh đất riêng để trồng bông với hàng rào chống trâu bò rất chắc chắn và công phu.

Giống bông đồng bào chọn trồng là giống bông cỏ - cây bông tên khoa học là gosypium. Loại bông này có ưu điểm là thân ngắn nên thu hái dễ dàng, cây chịu được nắng hạn, sâu bệnh, khoẻ mạnh mọc lấn át cả cỏ dại. Khi bông chín quả bông thường gục xuống, vỏ quả tạo thành chiếc nón che mưa cho sợi bên trong nên bông còn có thể chịu được cả mưa. Tuy nhiên bông có nhược điểm là quả bé năng xuất thấp, sợi ngắn.

Sau khoảng một tháng chọn đất phát nương, dọn cỏ để đất có đủ điều kiện tơi xốp thì đến tháng 1, tháng 2 âm lịch gieo hạt bông. Trong suốt quá trình tạo ra trang phục có ba lần người đàn ông trực tiếp tham gia vào công

việc là chọc lỗ tra hạt, làm hàng rào nương bông và tạo công cụ dệt vải. Có lẽ đây là công việc cần đến sức mạnh cơ bắp nhiều hơn cho nên người đàn ông đảm nhiệm. Một hình ảnh rất đẹp ở vùng núi rừng yên bình hẻo lánh là có đôi trai gái mới yêu nhau hay đôi vợ chồng lúi húi như đôi chim gáy trên nương, chồng đi trước dùng gậy chọc lỗ, vợ (có thể cả con cái trong gia đình) đi sau tra hạt bông vào lỗ. Chọn ngày lành tháng tốt, đúng khi tiết trời mát mẻ có khi cả gia đình cùng đi gieo hạt cho xong trong ngày đó. Mỗi lỗ người ta tra ba đến bốn hạt. Bông mọc đều cả thì không cần tỉa. Sau một tháng thì tiến hành nhổ cỏ, chặt những bụi cây còn sót trong khi đốt rẫy.

Đến tháng hai, tháng ba khí hậu mát mẻ, mưa phùn lất phất làm đất luôn có độ ẩm cần thiết cho cây bông nảy mầm và sinh trưởng. Sau hơn ba tháng thì bông thu hoạch được. Đó cũng là lúc cái nắng gay gắt đổ xuống, đồng bào tranh thủ thu hoạch bông để tránh mưa. Công việc thu hoạch là của phụ nữ và những em gái lớn hơn 10 tuổi. Các em gái được theo mẹ lên nương làm quen với công việc gieo trồng chăm bón bông. Phụ nữ thì gùi lớn, các em gái thì gùi bé, mùa thu hoạch bông thắng lợi là một niềm vui của cả gia đình, cả bản.

Một phần của tài liệu Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc thái huyện thường xuân (thanh hóa).pdf (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)