Luận văn tốt nghiệp  35 

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển mờ trượt điều khiển tốc độ động cơ.pdf (Trang 38 - 39)

III.1 Nguyên lý làm việc

Trong rất nhiều các bài toán điều khiển, khi mà đối tượng không thể mô tả bởi một mô hình toán học hoặc có thể mô tả được song mô hình của nó lại quá phức tạp, cồng kềnh, không ứng dụng được, thì điều khiển mờ chiếm ưu thế rõ rệt. Ngay cả ở những bài toán đã điều khiển thành công theo nguyên tắc kinh điển thì việc áp dụng điều khiển mờ cũng sẽ vẫn mang lại cho hệ thống sự cải tiến về tính đơn giản, gọn nhẹ.

Lý do chính dẫn tới suy nghĩ áp dụng logic mờ để điều khiển nằm ở chỗ trong rất nhiều trường hợp, con người chỉ cần dựa vào kinh nghiệm (hoặc ý kiến chuyên gia) vẫn có thể điều khiển được đối tượng cho dù đối tượng có

thông số kỹ thuật không đúng hoặc thường xuyên bị thay đổi ngẫu nhiên vμ do đó mô hình toán học của đối tượng điều khiển không chính xác, đó là chưa nói tới chúng có thể hoàn toàn sai. Việc điều khiển theo kinh nghiệm như vậy, có thể bị đánh giá là không chính xác như các yêu cầu kỹ thuật đề ra (ví dụ như điều khiển tối ưu), song đã giải quyết được vấn đề trước mắt là vẫn đảm bảo được về mặt định tính các chỉ tiêu chất lượng định trước.

Ta hãy xét một ví dụ đơn giản là điều khiển mực n-ớc. Hình 3.1 miêu tả nguyên lý của bài toán. Không phụ thuộc vào l-ợng n-ớc chảy ra khỏi bình ta phải chỉnh van cho l-ợng n-ớc chảy vào bình vừa đủ để sao cho mực n-ớc trong bình là h luôn luôn không đổi. Tất nhiên bài toán điều khiển này

đã đ-ợc giải quyết rất đơn giản và ta có thể bắt gặp nó trong những thiết bị gia đình thông dụng. Nh-ng ở đây ta đề cập lại nó từ ph-ơng diện điều khiển mờ để thông qua nó hiểu rõ hơn về bản chất của một bọ điều khiển mờ.

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển mờ trượt điều khiển tốc độ động cơ.pdf (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)