Chủ thể cảm xúc trong ca từ

Một phần của tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn.pdf (Trang 29 - 32)

7. Bố cục của luận văn

1.2.4. Chủ thể cảm xúc trong ca từ

Chủ thể cảm xúc trong một tác phẩm âm nhạc, trong ca khúc, xét đến cùng, chính là tác giả của tác phẩm ấy. Nhƣng không phải bao giờ tác giả cũng “nhập vai” trong tác phẩm để ca hát, yêu thƣơng, căm giận, mơ ƣớc... Cách thể hiện “cái tôi - tác giả” trong tác phẩm rất phong phú và đa dạng.

Có khi “cái tôi - tác giả” đƣợc biểu hiện trực tiếp trong bài hát, trong ca từ. Ca khúc Mười năm tổ quốc tôi đã lớn của Hồng Đăng là một ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

Đang ngày đêm trên tuyến đầu diệt quân cướp Mỹ Khi tôi hát ca ngợi Đảng của tôi như ánh mặt trời Trên đường dài dân tộc tôi đi đến vinh quang...

Tình yêu tha thiết đối với quê hƣơng, niềm tự hào kiêu hãnh về tổ quốc anh hùng, niềm tin vào tiền đồ tƣơi sáng của đất nƣớc... là những cảm xúc của tác giả đƣợc biểu hiện trực tiếp trong tác phẩm. Trong trƣờng hợp này, “cái tôi - nhân vật” trong tác phẩm trùng khít với “cái tôi - tác giả” của nhạc sĩ.

Cũng có khi tác giả không nói đến “cái tôi”, nghĩa là trong lời ca không có từ tôi nhƣng ngƣời nghe vẫn thấy rõ và xác định đƣợc chủ thể cảm xúc trực tiếp trong tác phẩm chính là tác giả. Nếu nhƣ trong ca khúc Mười năm tổ quốc tôi đã lớn (Hồng Đăng), tác giả đồng thời là nhân vật trữ tình trong tác phẩm, xuất hiện trực tiếp và rõ ràng thì trong ca khúc Cô gái mở đường (Xuân Giao), nhân vật trữ tình (tác giả) lại ẩn mình đi. Do đó các câu trong ca từ đều thuộc vào loại có chủ ngữ ẩn. Ví dụ:

Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh Tiếng hát ai vang động cây rừng

Phải chăng em cô gái mở đường

Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát...

Ca khúc là lời của nhạc sĩ Xuân Giao trò chuyện với những cô gái mở đƣờng. Tác giả đã bộc lộ tâm tình của mình và thể hiện sự yêu thƣơng, trân trọng, ngợi ca những ngƣời con gái anh hùng. Trong toàn bộ ca khúc, “cái tôi - tác giả” không hề xuất hiện nhƣng ta vẫn có thể nhận thấy sự hiện diện của tác giả. Để thấy rõ hơn điều này, ta có thể viết lại những câu ẩn chủ ngữ thành những câu có chủ ngữ nhƣ sau:

(Tôi) đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh Tiếng hát ai vang động cây rừng

Phải chăng em cô gái mở đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Ai đi? Ai nghe tiếng hát? Ai lên tiếng hỏi?... Đó có thể chính là “tôi”, là tác giả Xuân Giao. Ở đây, tác giả cũng là đại diện cho những ngƣời lính trên đƣờng đi cứu nƣớc, đang trong rừng núi Trƣờng Sơn, với nỗi lòng xốn xang khi nghe tiếng hát của các cô nữ thanh niên xung phong.

Ta còn có thể bắt gặp một dạng ẩn náu chủ thể cảm xúc khác nữa. Vẫn là tác giả, đồng thời là nhân vật trữ tình, nhƣng “cái tôi - tác giả” trong tác phẩm chỉ thấp thoáng hiện lên sau cảnh vật đƣợc nhắc tới. Trong Người Hà Nội, Nguyễn Đình Thi đã viết:

Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây Đây lắng hồn núi sông ngàn năm

Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội Hà Nội mến yêu...

Trong những câu hát trên, cảnh Hà Nội hiện lên với Hồ Gƣơm, Hồng Hà, Hồ Tây... Nhƣng đó không chỉ đơn thuần là cảnh. Cảnh ở đây quyện chặt với tình, cảnh hiện lên qua tình. Những cảnh đó không phải đƣợc kể ra mà đƣợc ca lên, đƣợc hát lên trong sự gắn bó với một giai điệu thiết tha, sâu lắng, tràn đầy yêu thƣơng.

Có khi “cái tôi - tác giả” lại đựơc biểu hiện thông qua “cái tôi - nhân vật trữ tình” đƣợc phản ánh trong tác phẩm. Ở đây, tác giả không trực tiếp xuất hiện, nghĩa là chủ thể cảm xúc của tác phẩm không phải là tác giả, mà là một nhân vật nào đó. Đó là trƣờng hợp các ca khúc nhƣ: Tôi, người lái xe (An Chung), Thư ra tiền tuyến (Thái Cơ), Em là hoa Pơ - lang (Đức Minh)... Ngƣời lái xe, ngƣời vợ ba đảm đang ở hậu phƣơng, cô gái Tây Nguyên… là những nhân vật trữ tình. Trong những tác phẩm đó, ta bắt gặp trực tiếp tâm trạng của từng ngƣời, qua tâm trạng của họ, có thể thấy đƣợc thái độ của tác giả. Đó là lòng yêu thƣơng, thái độ trân trọng và nềm tự hào của tác giả đối với phẩm chất cao đẹp của những con ngƣời trực tiếp làm nên lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 “Cái tôi - nhân vật trữ tình” cũng có lúc biểu hiện bằng “ta”. Trong ca từ, tuy có nói đến “ta” nhƣng trong trƣờng hợp cụ thể nhất định, lại có nghĩa là “tôi”. Ca khúc Chưa hết giặc ta chưa về của Huy Du là một ví dụ:

Nghe mênh mông tiếng Bác Hồ dậy non sông Tuổi xanh ra đi chí anh hùng ta đánh Mỹ Thề quyết giữ trọn tình đất nước anh em ta ơi Tự do chính là niềm mơ ước anh em ta ơi Đời chưa hết giặc là ta chưa về...

Trong ca khúc này “ta” của tác giả Huy Du cũng là “tôi” - “cái tôi - nhân vật trữ tình”. Ca khúc vừa là tâm tình của ngƣời chiến sĩ, vừa là lời “kêu gọi” sự đồng tình của anh em đồng đội. Đó là một tâm trạng, một lời tự sự, nhƣng đồng thời là một lời động viên, khích lệ, một lời hiệu triệu - tâm tình, một lời kêu gọi hát lên từ trái tim.

“Nhƣ vậy, để tìm hiểu chủ thể cảm xúc trực tiếp trong tác phẩm là một cá nhân hay một tập thể, không chỉ dựa vào một từ “tôi” hay một từ “ta” mà có thể xác định đƣợc. Vấn đề là phải xem xét cách cảm xúc trong tác phẩm xuất phát từ góc độ nào, từ cách nhìn, cách nghĩ, cách biểu hiện nào, và còn phải đặt chủ thể cảm xúc trực tiếp ở tác phẩm ca từ trong mối tƣơng quan với chất nhạc, với phong cách của tác giả” [1, tr.147].

Một phần của tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn.pdf (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)