7. Bố cục của luận văn
2.1.2. Đặc điểm của yếu tố đƣợc so sánh
a. Yếu tố đƣợc so sánh là các từ, bao gồm:
- Danh từ (đêm, quê hương, tình yêu, mẹ, mưa, em, tôi, tóc...), ví dụ: - Đêm yên như phố cổ
Chút tình duyên xôn xao (Đêm) - Quê hƣơng là cuộc đời
Những đứa trẻ mồt côi (Nhƣng hôm nay) - Tình yêu như trái chín
Trên cây rụng rời (Tình sầu) - Mẹ là gió uốn quanh
Trên đời con thầm lặng (Huyền thoại mẹ) - Mƣa như từng giọt rượu hờ
Đêm trong thành phố ai chờ đợi ai (Mƣa mùa hạ)...
Yếu tố đƣợc so sánh là danh từ đƣợc sử dụng 176/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 42%, chủ yếu là những từ chỉ ngƣời và những gì thuộc con ngƣời.
- Động từ (nhìn, lao động, giã từ...), ví dụ: - Phố em phố nhỏ đỏ đỏ mắt nhìn
Nhìn như muốn khóc khóc giọt đỏ điều (Hạt điều khăn điều) - Rèn đôi tay
Chắc đôi chân
Lao động là vinh quang
(Khăn quàng thắp sáng bình minh)...
Yếu tố đƣợc so sánh là động từ đƣợc sử dụng 3/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 0,75%, đều là những từ chỉ hoạt động của con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 - Tính từ (mênh mông, lận đận, buồn...), ví dụ:
- Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Thả con diều nhỏ bay giữa mênh mông
Mênh mông là trời bầu trời mênh mông (Ra đồng giữa) - Tiến thoái lưỡng nan
Đi về lận đận
Ngày nay lận đận
Là giọt hư không (Tiến thoái lƣỡng nan)...
Yếu tố đƣợc so sánh là tính từ đƣợc sử dụng 3/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 0,75%, thƣờng là những từ chỉ tâm trang, hoàn cảnh của con ngƣời.
b. Yếu tố đuợc so sánh là các đoản ngữ (cụm từ), bao gồm:
- Danh ngữ (đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời, đôi môi em, vùng sông hồ đó, tiếng ru mẹ hát những năm xưa, chuyện ngày xưa ấy, trăm câu nói, một rừng cờ, những bạn bè...), ví dụ:
- Đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay (Nhƣ một lời chia tay) - Ngoài phố mùa đông
Đôi môi em là đốm lửa hồng (Ru đời đi nhé) - Về phía đồi xa rừng xưa đứng kể
Vùng sông hồ đó là nguồn sáng bây giờ (Về giữa Trị An) - Tiếng ru mẹ hát những năm xƣa
Mãi là lời ca dao bốn mùa (Tình yêu tìm thấy) - Đi trong hạnh phúc quê nhà
Chuyện ngày xƣa ấy bỗng là chiêm bao
(Hai mƣơi mùa nắng hạ)...
Yếu tố đƣợc so sánh là danh ngữ đƣợc sử dụng 157/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 39,4%, chủ yếu là những danh ngữ chỉ các sự vật hiện tƣợng cụ thể hoặc trừu tƣợng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 - Động ngữ (dựng người mới, sống tới, gặp nhau, nằm chết...), ví dụ: - Dựng ngƣời mới như cây sang mùa
Người vượt tới những trời xa (Dựng lại ngƣời dựng lại nhà) - Đời cho ta thế hãy cứ sống tới như mọi ai
Mặc dòng sông kia sẽ cuốn đất đá ra biển khơi (Đời cho ta thế)
- Gặp nhau mừng như bão cát
Quay cuồng trời rộng (Nối vòng tay lớn)...
Yếu tố đƣợc so sánh là động ngữ đƣợc sử dụng 11/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ2,8%, chủ yếu là những động ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời.
- Cụm chủ vị (C - V) (tôi đã yêu em, em ra đi, từng người tình bỏ ta đi, lúa reo mừng, tôi mơ có cuộc tình, người đi, anh nằm xuống...), ví dụ :
- Tôi đã yêu em như trẻ thơ Đâu biết đôi khi có lìa xa
Yêu trong nỗi đau tình cờ (Trong nỗi đau tình cờ) - Em ra đi như thoáng gió thầm
Để lại đây thành phố không hồn (Tạ ơn) - Từng ngƣời tình bỏ ta đi
Như những dòng sông nhỏ (Tình xa) - Tôi chon nắng đầy chọn cơn mưa tới Để lúa reo mừng tựa vẫy tay
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)...
Yếu tố đƣợc so sánh là cụm chủ - vị (C - V) đƣợc sử dụng 48/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 12,1%, thƣờng đƣợc dùng để chỉ những hoạt động của con ngƣời.
Tần số xuất hiện các dạng của yếu tố đƣợc so sánh đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.2):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 Số lƣợng Dạng Số lƣợt Tổng số Từ danh từ 176 44.2% 182 45,7% động từ 3 0.75% tính từ 3 0.75% Đoản ngữ (cụm từ) danh ngữ 157 39.4% 216 54,3% cụm chủ - vị (C - V) 48 12.1% động ngữ 11 2.8% Tổng 398 100% BẢNG 2.2 Một số nhận xét:
- Trịnh Công Sơn thƣờng dùng các từ (danh từ, động từ, tính từ) và các đoản ngữ (cụm từ) (danh ngữ, cụm chủ vị (C - V), động ngữ) làm yếu tố đƣợc so sánh. Tần số xuất hiện của yếu tố đƣợc so sánh là các từ và yếu tố đƣợc so sánh là các cụm từ là ngang bằng nhau.
- Ở yếu tố đƣợc so sánh là các cụm từ, thƣờng đƣợc dùng là danh ngữ và cụm C - V, ít dùng động ngữ.
- Ở yếu tố đƣợc so sánh là các từ, thƣờng đƣợc dùng là danh từ, rất ít trƣờng hợp động từ và tính từ làm yếu tố đƣợc so sánh.
- Sở dĩ để thể hiện yếu tố đƣợc so sánh, thƣờng đƣợc dùng là danh từ và danh ngữ, ít dùng động từ, tính từ và động ngữ, bởi yếu tố đƣợc so sánh thƣờng là sự vật hoặc những sự vật với thuộc tính của nó, ít có trƣờng hợp yếu tố đƣợc so sánh là tính chất hoặc hành động.