Những lĩnh vực trọng tâm của chính phủ điện tử ở các Bộ và UBND

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên.pdf (Trang 27)

2. QUẢN LÝ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

2.5. Những lĩnh vực trọng tâm của chính phủ điện tử ở các Bộ và UBND

2.5.1. Cung cấp các dịch vụ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp (G-to-B / G-to-C) kết hợp với mô hình một cửa của công cuộc cải cách hành chính.

- Các ủy ban nhân dân và sở, ban, ngành chuyên môn tại các tỉnh, thành phố cần phải hỗ trợ thực hiện tất cả các loại dịch vụ điện tử phục vụ cho mô hình một cửa trong cải cách hành chính công.

- Các ủy ban nhân dân phải thể hiện vai trò lãnh đạo đối với các phòng ban chức năng.

- Cơ hội thực hiện những dịch vụ điện tử phải dựa trên những cơ sở hạ tầng và cấu trúc có sẵn của những dịch vụ này.

2.5.2. Phát triển các cơ hội cung cấp dịch vụ Chính phủ – Cơ quan nhà nước (G- to-G) để hỗ trợ khả năng vận hành chính phủ điện tử

Trách nhiệm của các Bộ là lập kế hoạch và quản lý các hệ thống ICT hỗ trợ cơ hội (G-to-G) trong các lĩnh vực của họ. Hiện có nhiều Bộ và cơ quan chính phủ đƣợc giao quyền và thực thi những trách nhiệm riêng biệt, có mức độ phát triển ở những giai đoạn khác nhau của tiến trình phát triển ICT. Tiến trình này đƣợc thực hiện từ nguồn ngân sách của Chính phủ và các tổ chức tài trợ phát triển.

2.5.3. Chia sẻ và trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước

Chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin tại các cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng, các tỉnh và thành phố là rất quan trọng khi nhu cầu chia sẻ thông tin của ngƣời dân và doanh nghiệp đặc biệt là các dịch vụ điện tử để tăng cƣờng hiệu quả quản lý của Chính phủ. Việc lập kế hoạch và phát triển kiến trúc thông tin và một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mô hình chia sẻ thông tin là rất cần thiết trong những giai đoạn đầu tiên của chính phủ điện tử.

2.5.4. Phát triển các năng lực và chuyên môn cho chính phủ điện tử

Tất cả các cơ quan đều phải có kế hoạch phát triển những ứng dụng của chính phủ điện tử (cho dù đó là một phần của lộ trình Chính phủ điện tử quốc gia hoặc trong lĩnh vực riêng của họ). Cần phải có những chiến lƣợc riêng cho các cơ quan chính phủ và các tỉnh, thành phố. Một hoạt động cũng rất quan trọng là tuyên truyền công khai về chính phủ điện tử và kêu gọi các doanh nghiệp và ngƣời dân sử dụng các dịch vụ điện tử

2.5.5. Đánh giá / Khuyến nghị

(1). Các cơ quan chủ chốt và các cơ quan hỗ trợ Chính phủ điện tử phải báo cáo thƣờng xuyên lên Ban chỉ đạo Quản lý Chính phủ điện tử. Các cơ quan chủ chốt thƣờng là cấp Bộ phải nắm vai trò chính trong việc hỗ trợ cho những thay đổi có thể nảy sinh khi tiến hành Chính phủ điện tử. Ban Quản lý cũng sẽ bao gồm đại diện của các Bộ khác và đại diện một số tỉnh thành.

(2). Các Bộ chủ chốt có trách nhiệm sau:

Những Bộ sau đây có vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ thực hiện Chính phủ điện tử ở Việt Nam, có vai trò chủ chốt trong việc đƣa ra những quyết định và khuyến nghị trong Ban quản lý :

- Văn phòng chính phủ (cơ quan điều phối của Chính phủ)

- Bộ Nội Vụ (quản lý nhân sự nhà nƣớc, các chính sách về nguồn nhân lực và cải cách hành chính công)

- Bộ Tài Chính (tài chính và ngân sách)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (phát triển môi trƣờng doanh nghiệp)

- Bộ Thông tin và truyền thông (cơ sở hạ tầng công nghệ và viễn thông)

2.6. Trách nhiệm của các Bộ trong Chính phủ

2.6.1. Thành lập các Uỷ ban về Chính phủ điện tử tại các Bộ, Ngành

- Nhiệm vụ của Uỷ ban này là đƣa ra định hƣớng quản lý và giám sát tất cả dự án Chính phủ điện tử tại từng Bộ. Uỷ ban này không trực tiếp quản lý các ứng dụng ICT mà giám sát quá trình cải cách hành chính công, những thay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đổi về nguồn nhân lực, quản lý truyền thông - tuyên truyền, đặc biệt là những chính sách có ảnh hƣởng tới công dân.

- Uỷ ban này sẽ do Bộ trƣởng hoặc ngƣời đứng đầu cơ quan ngang bộ lãnh đạo, đƣợc đề cử từ đại diện của các sở ban ngành, đặc biệt những ngƣời thuộc các lĩnh vực: hành chính, lập kế hoạch chiến lƣợc, tài chính và ngân sách, CNTT và viễn thông và các chuyên viên tin học. Những dự án chính phủ điện tử chỉ có thể thành công nếu có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận cơ quan và những ngƣời có trách nhiệm. Nhu cầu thuê các chuyên gia CNTT nƣớc ngoài có kinh nghiệm để tƣ vấn cho các uỷ ban này cũng rất cần thiết.

- Bộ phận ICT phải làm việc thƣờng xuyên với các phòng ban có liên quan và phối hợp giải quyết những vấn đề về vận hành và thực hiện chính sách. - Uỷ ban về Chính phủ điện tử cũng sẽ có những kế hoạch giám sát thƣờng

xuyên để đánh giá sự tƣơng tác và mối liên hệ giữa những dự án chính phủ điện tử và cải cách hành chính công.

2.6.2. Quản lý danh mục các hệ thống ICT (G-to-G)

- Lập kế hoạch và quản lý các hệ thống G-to-G ICT để hỗ trợ khả năng vận hành và quản lý (bao gồm cả những hệ thống đang phát triển hoặc đã thực hiện).

- Kiểm soát những ứng dụng ICT trong các Bộ và cung cấp thƣờng xuyên những phiên bản mới nhất cho bộ phận điều phối. Bộ phận này do Ban quản lý chỉ định và thƣờng xuyên phải báo cáo tiến độ lên Ban Quản lý

- Lập kế hoạch cho ngân sách và chi phí bao gồm cả phí bảo dƣỡng hàng năm (phí thuê chuyên gia, phần mềm, phần cứng và những nguồn lực khác).

2.6.3. Phát triển kế hoạch chiến lược ICT / Chính phủ điện tử

- Chiến lƣợc ICT/ Kế hoạch chính phủ điện tử đƣợc xây dựng để đánh giá cơ hội thực hiện vận hành tại các Bộ và quyết định những vấn đề về ngân sách cho ICT. Một kế hoạch chiến lƣợc phát triển ICT là rất cần thiết, đặc biệt với các Bộ có cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông chƣa tốt.

- Chính phủ điện tử đang là một chiến lƣợc quan trọng của Việt Nam vì thế việc lập kế hoạch, quản lý chi phí cho ICT và tính đƣợc tổng chi phí của chủ sở hữu là rất cần thiết. Chiến lƣợc này cũng bao gồm xây dựng một cơ sở hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tầng trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng email và hệ thống mạng, cơ sở hạ tầng máy tính và hệ thống bảo dƣỡng ICT tại các Bộ.

2.6.4. Xây dựng và quản lý dữ liệu

- Các Bộ lập kế hoạch cho những dữ liệu hiện tại và tƣơng lai cần có.

- Xây dựng những quy định nội bộ về vấn đề chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban trong Bộ hoặc giữa các Bộ và các cơ quan. Khi xây dựng những quy định này phải lƣu ý tới sự phù hợp với chính sách về chia sẻ thông tin của Chính phủ.

- Tiến hành điều tra, nghiên cứu một kiến trúc thông tin / dữ liệu cho các Bộ và tập trung vào những nhu cầu chung về dữ liệu (thông tin cho doanh nghiệp, cho ngƣời dân).

2.6.5. Tạo lập chức năng của các lãnh đạo thông tin

- Chức năng CIO có vai trò quan trọng đặc biệt trong Chính phủ điện tử.

- Chức năng CIO cần đƣợc xây dựng trên giác độ công nghệ thông tin và giác độ quản trị kinh doanh. Tại nhiều nƣớc, vai trò của CIO là báo cáo trực tiếp với Bộ trƣởng hoặc hoặc lãnh đạo cấp cao trong Bộ.

- Nhân sự cho bộ phận này có thể là các chuyên viên tin học hiện có hoặc chuyên viên quản lý kế hoạch chiến lƣợc. Họ sẽ đƣợc quản lý bằng một chƣơng trình CIO.

2.7. Các Uỷ ban Nhân dân có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chính phủ điện tử. phủ điện tử.

Văn phòng Uỷ ban, đứng đầu là chủ tịch hoặc phó chủ tịch phải có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện Chính phủ điện tử. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân nhƣ sau:

2.7.1. Lập các kế hoạch về Chính phủ điện tử và chiến lược phát triển về ICT

Các kế hoạch phát triển về Chính phủ điện tử và các kế hoạch chiến lƣợc về ICT phải đƣợc xây dựng nhằm tạo điều kiện để tăng cƣờng năng lực hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cũng nhƣ lập kế hoạch ngân sách, chi tiêu bao gồm cả chi phí bảo trì hàng năm (ví dụ nhƣ nguồn nhân lực, phần mềm, phần cứng và các nguồn lực khác). Điều quan trọng là không nên phân tán ngân sách dành cho ICT vì nếu làm nhƣ vậy, các Sở chức năng và Quận, Huyện sẽ tự động phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển hệ thống và cơ sở hạ tầng ICT của họ, trừ khi đó là một phần của kế hoạch thiết kế chi tiết về mặt kỹ thuật bao gồm cả việc chia sẻ các dữ liệu.

2.7.2. Lập kế hoạch và cung cấp các dịch vụ thông tin qua mạng

Cần phải nâng cấp và tăng cƣờng các trang Web đăng tải các thông tin về Nhà nƣớc của các tỉnh, thành phố hiện nay. Thông tin về các dịch vụ công và quy trình thực hiện cần đƣợc cung cấp một cách chính xác và có hệ thống. Các thông tin này phải dễ tìm kếm và tiện lợi cho các doanh nghiệp và công dân truy cập. Một quy trình về cấu trúc nội dung cần đƣợc cập nhật đồng bộ và thƣờng xuyên. Một vấn đề quan trọng khác là cần đƣa các biểu mẫu lên mạng để các đối tƣợng có thể tải xuống và sử dụng trƣớc khi trình cho cơ quan chức năng có liên quan.

2.7.3. Thiết lập cơ sở dữ liệu trong quản lý hành chính Nhà nước (đối với các tỉnh, thành phố phát triển)

- Lập kế hoạch về nhu cầu dữ liệu hiện nay và trong tƣơng lai của các tỉnh/ thành phố.

- Đặt ra quy định nội bộ về việc chia sẻ dữ liệu ở mỗi sở và các Bộ, ngành chức năng khác. Mỗi quy định nhƣ vậy cần phải phù hợp với chính sách chia sẻ dữ liệu sẽ đƣợc thực thi trong tƣơng lai.

- Tiến hành một nghiên cứu để phát triển dữ liệu/ kết cấu thông tin và tập trung vào các nhu cầu về dữ liệu chung (ví dụ các thông tin về doanh nghiệp và công dân)

2.7.4. Tạo lập chức năng của các lãnh đạo thông tin (CIO)

Lãnh đạo thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực thi Chính phủ điện tử. Chức năng của các lãnh đạo thông tin cần đƣợc các Uỷ ban Nhân dân nhìn nhận từ hai mặt: giác độ ICT và giác độ quản trị kinh doanh. Nguồn nhân lực cho các nhà lãnh đạo thông tin có thể là các lãnh đạo có kinh nghiệm về công nghệ thông tin hoặc các chuyên viên quản lý.

2.8. Vai trò của cơ quan điều phối về Chính phủ điện tử

2.8.1. Tổng quan và phân tích

Do cơ chế quản lý theo ngành dọc từ trên xuống và bản chất về chức năng của Nhà nƣớc, các cơ quan chức năng thƣờng có xu hƣớng làm việc biệt lập. Một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thách thức lớn là có đƣợc các nguồn lực và sự ủng hộ cần thiết để triển khai Chính phủ điện tử và các dự án ICT. Nhằm đảm bảo một sự phối hợp nhịp nhàng thông qua một bộ máy quản lý đƣợc hỗ trợ bởi các nhà quản lý cao cấp, một cơ quan điều phối sẽ giúp tăng cƣờng sự phát triển của các dự án Chính phủ điện tử. Có thể phân quản lý Chính phủ điện tử làm ba cấp độ điều phối khác nhau tƣơng ứng với các cơ quan điều phối:

- Cấp Trung ƣơng - Cấp bộ

- Các thành phố chủ chốt và các tỉnh có tầm quan trọng chiến lƣợc

2.8.2. Đánh giá/ Khuyến nghị

Chính quyền trung ƣơng và việc quản lý Chính phủ điện tử

(1). Uỷ ban điều hành Chính phủ điện tử (ESC) sẽ đƣợc hỗ trợ bởi một cơ quan điều phối. Chính phủ điện tử không chỉ là công nghệ thông tin truyền thông (ICT). Cần đánh giá những tác động của Chính phủ điện tử tới công tác quản lý hành chính công và các chính sách có liên quan cũng nhƣ cách thức nhà nƣớc tƣơng tác với các chủ thể quản lý. Cơ quan điều phối sẽ thực hiện các chức năng cơ bản sau:

- Phối hợp với các cơ quan đóng vai trò chủ chốt thực thi Chính phủ điện tử và các Bộ, ngành khác có liên quan của Chính phủ

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đóng vai trò chủ chốt trong việc thực thi Chính phủ điện tử

- Thực hiện vai trò quản lý các chƣơng trình Chính phủ điện tử

- Cộng tác với Bộ Nội vụ đảm bảo sự phù hợp với các dự án cải cách hành chính công và phối hợp cùng Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ.

- Làm việc chặt chẽ với Bộ Thông tin và truyền thông là cơ quan chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng công nghệ và truyền thông.

(2). Những khuyến nghị đối với các cơ quan hỗ trợ cho Uỷ ban điều hành về Chính phủ điện tử (ESC) thông qua cơ quan điều phối:

- Báo cáo và tiếp nhận chỉ đạo sát sao chặt chẽ từ Thủ tƣớng Chính phủ - Thực hiện chức năng tƣ vấn hơn là chức năng của một Bộ chủ quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tránh để xảy ra xung đột với các chức năng, vai trò hiện có của các Bộ, ngành

Các Bộ, ngành của Chính phủ

Với các trách nhiệm sau đây, cơ quan điều phối của các Bộ, ngành có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho Uỷ ban điều hành về Chính phủ điện tử

- Thực hiện chức năng quản lý chƣơng trình cho các Bộ

- Báo cáo Uỷ ban điều hành về Chính phủ điện tử về tiến triển của các dự án Chính phủ điện tử và các dự án về ICT có liên quan

Uỷ ban Nhân dân một số tỉnh/ thành phố chủ chốt

Cơ quan điều phối trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố sẽ hỗ trợ cho Uỷ ban quản lý điều hành về Chính phủ điện tử với các chức năng sau:

- Thực hiện chức năng quản lý chƣơng trình của Uỷ ban Nhân dân

- Báo cáo Uỷ ban điều hành về Chính phủ điện tử về kết quả thực hiện các dự án Chính phủ điện tử và các dự án về ICT có liên quan

- Đóng vai trò điều phối trong việc lập kế hoạch và thực hiện các dịch vụ tích hợp về Chính phủ điện tử.

- Vai trò chủ đạo của cơ quan điều phối là nhằm cung cấp các dịch vụ điện tử tích hợp.

2.9. Quản lý các chƣơng trình CPĐT tại các cơ quan nhà nƣớc cấp Trung ƣơng

2.9.1. Tổng quan và phân tích

Tại các Bộ, ngành khác nhau của Việt Nam, trách nhiệm triển khai Chính phủ điện tử đƣợc giao cho các bộ phận có liên quan trong mỗi Bộ, ngành. Ở cấp chính quyền Trung ƣơng hiện chƣa có một cơ quan chuyên trách để phối hợp và quản lý các dự án về Chính phủ điện tử

Mặc dù mỗi cơ quan chức năng đƣợc giao trách nhiệm cụ thể về Chính phủ điện tử, quan trọng là tất cả các dự án phải phù hợp với mục tiêu của mỗi bộ ngành và địa phƣơng. Các mục tiêu này phải phù hợp với các mục tiêu tổng thể của nhà nƣớc về Chính phủ điện tử. Việc quản lý báo cáo về Chính phủ điện tử cần phải đƣợc thực hiện một cách chính xác và phối hợp cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên.pdf (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)