Xu thế đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất thép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết mô phỏng hệ thống trên máy tính ứng dụng thiết kế mô hình lò điện hồ quang luyện thép siêu cao công suất.pdf (Trang 91 - 93)

Trƣớc yêu cầu khắt khe về chất lƣợng thép cũng nhƣ nhu cầu về số lƣợng ngày càng lớn của thị trƣờng là xu hƣớng chung trong ngành luyện kim trên thế giới và các nƣớc trong khu vực thay thế dần các công nghệ sản xuất thép lạc hậu đang sử dụng bằng công nghệ mới tiên tiến hơn đảm bảo các yêu cầu khắt khe về môi trƣờng của chính phủ các nƣớc. Muốn đạt đƣợc điều này một cách có hiệu quả thì công tác nghiên cứu khoa học công nghệ cho ngành thép phải đƣợc phát triển và quan tâm đúng mức. Hiện nay, các hãng sản xuất và chế tạo thiết

bị luyện kim khổng lồ trên thế giới đang chào bán các sản phẩm sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất thép mới nhất cho các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhƣng để phát huy hết hiệu quả thực sự của việc chuyển giao công nghệ thì lại là một vấn đề không nhỏ, cốt lõi của nghiên cứu khoa học và công nghệ là ở chỗ cần phải có sự lựa chọn công nghệ một cách thận trọng và phù hợp với điều kiện nguyên nhiên liệu tại các địa phƣơng, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tƣ và thị trƣờng tiêu thụ.

Hoạt động khoa học công nghệ phải đi trƣớc một bƣớc để khi đầu tƣ công nghệ mới không mác sai lầm để rồi phải trả giá đắt cho sự không phù hợp của công nghệ đó với điều kiện thực tế cụ thể của từng nƣớc. Tuy là công nghệ đƣợc nhập, đƣợc chuyển giao từ nƣớc ngoài vào nhƣng nếu không có sự nghiên cứu kỹ từ trƣớc đã cho áp dụng nó thì có thể không tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc, khôn lƣờng. Việc chuyển giao công nghệ mới cũng phải đảm bảo hỗ trợ đƣợc thêm cho việc sử dụng công nghệ hiện có trong nƣớc một cách có hiệu quả và có khả năng phát triển đƣợc để nâng cao dần tính cạnh tranh. Mặt khác, bất cứ quốc gia nào nhận chuyển giao công nghệ mà không có sự đầu tƣ cho khoa học và công nghệ, cụ thể cho phát triển nhân lực khoa học và công nghệ, không tiếp thu đƣợc những bài học của thị trƣờng cạnh tranh trong một thế giới kinh tế không biên giới thì không thể có cơ hội thành công. Sự phối hợp đa phƣơng, song phƣơng ngày càng mở rộng, làn sóng đầu tƣ, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, trong lĩnh vực luyện kim, việc chuyển giao công nghệ mới từ các hãng chế tạo thiết bị luyện kim trên thế giới cũng có sự cạnh tranh quyết liệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết mô phỏng hệ thống trên máy tính ứng dụng thiết kế mô hình lò điện hồ quang luyện thép siêu cao công suất.pdf (Trang 91 - 93)