7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại văn học nằm trong phương thức tự sự. Có khá nhiều cách định nghĩa về tiểu thuyết bởi nó là một thể loại hết sức đa dạng, luôn vận động và phát triển.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (2004) tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự
cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”.[24, 328].
Từ cách giải thích trên, có thể chỉ ra các đặc điểm của tiểu thuyết như
sau: Đó là, cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư;nó tái hiện cuộc sống, miêu tả
cuộc sống như một thực tại cùng thời; nó hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời (bao hàm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhân vật trong tiểu thuyết là "con người nếm trải", “con người tư
duy”, chịu mọi khổ đau dằn vặt của cuộc đời.
Thành phần chính của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tính cách
nhân vật mà còn là sự đi sâu miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận về tiểu sử của nhân
vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật, môi trường...
Tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và của
anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái nội dung trần thuật hiện tại đương thời của người trần thuật.
Trong Lý luận văn học do Phương Lựu và Trần Đình Sử chủ biên
(Nhà xuất bản Giáo dục - 2003), có mục nói về tiểu thuyết và cho rằng:
“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại”.[44, 387].
Phạm Quỳnh trong cuốn Luận giải văn học và triết học (Nxb Văn hoá
Thông tin năm 2003) đã viết: “Tiểu thuyết là một truyện viết ra bằng văn xuôi
đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú”.[62, 14].
Theo nhà nghiên cứu G.N.Pôspêlốp, tiểu thuyết là: “thể tài có cốt
truyện quy mô lớn, chủ đề đời tư và chủ yếu viết bằng văn xuôi”.[61, 402]. Tóm lại, tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Sức phản ánh và biểu hiện của tiểu thuyết là rộng lớn, đa chiều. Chính vì có khả năng tổng hợp cho nên tiểu thuyết luôn vận động và không đứng yên. M.Bakhtin - nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiên cứu Xô - viết cho tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và
chưa xong xuôi".[05, 23].