Đối với những hình vẽ phức tạp, GV cần tổ chức cho HS làm việc với hình vẽ kết hợp với thảo luận nhóm thông qua sử dụng phiếu học tập.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT DTNT.pdf (Trang 38 - 39)

với hình vẽ kết hợp với thảo luận nhóm thông qua sử dụng phiếu học tập.

-Trong quá trình hướng dẫn HS phân tích hình vẽ cần kết hợp với việc sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng để hướng dẫn HS đi đến nội dung kiến thức cần nghiên cu.

3.3.1.4 Biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt nội dung đã đọc và đã học bằng sơ đồ, bảng biểu. đồ, bảng biểu.

* Việc diễn đạt nội dung có thể được thể hiện trong việc HS trả bài cũ nhưng cũng có thể dùng trong việc HS nghiên cứu SGK hay tài liệu theo hướng dẫn của GV từ đó HS diễn đạt lại nội dung đã học hay đã đọc được.

Việc diễn đạt nội dung đã học và đã đọc có thể bằng văn nói hay văn viết.Việc diễn đạt này không phải là sự học thuộc, nhắc lại nguyên si những gì đã đọc và đã học được. Nội dung trình bày đã được gia công để biến thành sản phẩm của người học.

Việc trình bày hay diễn đạt nội dung đã học và đã đọc được là một kĩ năng rất quan trọng vì đó là một sản phẩm biểu thị phẩm chất nắm vững nội dung đã đọc và đã học.

* Về hình thức thể hiện: HS có thể trình bày nội dung thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng lời văn, đồ thị hay lập bảng biểu, sơ đồ“, dù bằng hình thức nào thì vấn đề mấu chốt là các em cần diễn đạt theo cách hiểu của bản thân chứ không phải chép lại nội dung tài liệu.

* Nên hướng dẫn HS thói quen ôn tập cũng như thói quen trình bày vấn đề đã học, đã đọc bằng sơ đồ, bảng biểu .

Sơ đồ, bảng biểu là sự khái quát tài liệu đã học đã đọc một cách có mục đích bằng những kí hiệu đặc trưng, ước lệ. Đòi hỏi HS phải biết gia

công, sử lý các nội dung đã học, đã đọc ( tìm tòi, phân tích, tổng hợp, khái quát) để đi tới kiến thức cần lĩnh hội.

Loại hình học tập này có thể vận dụng được hầu hết các bài giảng sinh học để giúp HS có thể tập hợp các kiến thức cơ bản của nội dung học tập một cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và đặc biệt giúp HS tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống, khái quát.

*Việc rèn luyện năng lực diễn đạt nội dung sẽ giúp HS hình thành được sự linh hoạt trong tư duy và tư duy sáng tạo.

*Các bước rèn luyện năng lực diễn đạt nội dung bằng sơ đồ, bảng biểu. Việc rèn luyện năng lực phân tích diễn đạt nội dung gồm các bước sau: Bước 1: Giới thiệu cho HS biết cách thức diễn đạt nội dung như:

+ Xác định nội dung cần diễn đạt là gì?

+ Xác định các nội dung và mối quan hệ giữa chúng.

+ Trình bày các nội dung đó bằng hình thức hợp lý: Bằng sơ đồ, bằng đồ thị hay bảng biểu.

Bước 2: Lấy ví dụ minh họa để HS biết cách thực hiện các thao tác trên. Bước 3: Tổ chức cho HS luyện tập kĩ năng trong quá trình học.

Cụ thể cách tổ chức có thể được tiến hành như sau:

- Trong mỗi giờ học GV ra câu hỏi, bài tập và kết hợp với dùng phiếu học tập để HS tóm tắt nội dung hay một vài phần trong bài, từ dạng nội dung đơn giản như mô tả sau dần đến nội dung xác định cơ chế và mối liên quan giữa các nội dung. Nghĩa là HS phải sử dụng các biện pháp logic từ mức thấp cho đến mức cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT DTNT.pdf (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)