Những chiêm nghiệm về chân lý nghệ thuật qua hai phát hiện của

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.pdf (Trang 45 - 47)

3. Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn

3.1. Những chiêm nghiệm về chân lý nghệ thuật qua hai phát hiện của

của nghệ sĩ Phùng:

Nhân vật Phùng - người nghệ sĩ nhiếp ảnh - trong chiến tranh anh là một người lính, khi chiến tranh kết thúc anh trở thành một nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Theo yêu cầu của người trưởng phòng, Phùng đã tìm đến vùng phá nước miền Trung cách Hà Nội 600 km để chụp một bức ảnh tĩnh vật về thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tại đây anh phải thức khuya, dậy sớm để kiếm tìm, lựa chọn cho được một bức ảnh ưng ý. Điều này chứng tỏ anh không chỉ là một người yêu nghề, khát khao khám phá, sáng tạo; mà ta còn thấy: Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình gian nan, vất vả đòi hỏi phải có tâm huyết và trách nhiệm.

Cũng tại vùng phá nước này, anh có hai phát hiện về thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây:

* Phát hiện ra một cảnh tượng tuyệt đẹp – một bức tranh tuyệt mỹ – một bức hoạ diệu kỳ mà thiên nhiên và cuộc sống đã ban tặng cho con người nơi đây. Đó là một cảnh đắt trời cho mà cả đời bấm máy, người nghệ sỹ chỉ diễm phúc bắt gặp một lần. Đó là “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích”, trên nền bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc trên mui khum khum” khiến cho bức ảnh sinh động, có hồn. Tất cả tạo nên một nét “mơ hồ, loè nhoè”- một vẻ đẹp huyền ảo bất ngờ đối với người nghệ sĩ. Qua đó ta thấy con người luôn là đối tượng khám phá, là trung tâm của nghệ thuật. Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt tác của tạo hoá, tâm hồn người nghệ sĩ rung động thực sự, anh bỗng trở nên “bối rối” “trong tim như có cái gì bóp thắt vào”. Trong giây lát, người nghệ sĩ còn “khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm

hồn”. Trong giây phút cảm xúc thăng hoa, anh phát hiện ra sự toàn vẹn của cái đẹp nghệ thuật là cái đẹp hài hoà giữa con người và thiên nhiên một cách thơ mộng, cái đẹp ấy sẽ đẹp hơn nếu gắn với con người và cuộc sống lao đọng.

Không chỉ bất ngờ chụp được một “cảnh đắt trời cho”– một chiếc thuyền đẹp như mơ - một cảnh tượng mà cả cuộc đời người nghệ sĩ hiếm khi bắt gặp; Phùng còn được chứng kiến một bi kịch gia đình ẩn sau bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ mờ sương hư ảo kia.

* Phát hiện ra một bi kịch gia đình:

Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà có ngoại hình thô kệch, xấu xí lam lũ; khuôn mặt mệt mỏi tái ngắt; một người đàn ông dữ dằn bước xuống bãi xe tăng hỏng. Một cảnh tượng tàn nhẫn: người chồng đánh đập người vợ một cách dã man; người vợ nhẫn nhục cam chịu. Đứa con vì thương mẹ, muốn bảo vệ mẹ nên đã đánh lại bố để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố. Người mẹ ôm con khóc và vái con, rồi lại buông con đuổi theo người chồng trở về chiếc thuyền, để lại sau lưng bãi cát mênh mông và hoang sơ.

Chứng kiến những cảnh tượng đó nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến sững sờ “trong mấy phút đầu tôi đứng há mồn ra mà nhìn”. Người nghệ sỹ như chết lặng không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt. Anh hoàn toàn bất ngờ khi thấy đằng sau cảnh đẹp mê hồn của tạo hoá kia vừa làm anh ngây ngất lại chứa đựng cái ác, cái xấu đến không thể tin được. Bức ảnh nghệ thuật “toàn bích ” mà Phùng đã bất ngờ chụp được hoàn toàn trái ngược với sự thực về gia đình làng chài trong bức ảnh của anh. Hoá ra những gì đẹp đẽ mà bức ảnh của anh ghi lại được chỉ là vẻ đẹp bề ngoài giả tạo mà thôi; đó chỉ là một lớp vỏ bọc che phủ một cuộc sống vô cùng tối tăm, lam lũ, khổ đau và bất hạnh.

Cái nghèo đói, tăm tối; cuộc sống tù túng lạc hậu vẫn ngày đêm đe doạ cuộc sống con người.

Là người lính giải ngũ, anh cứ nghĩ: chiến tranh kết thúc là hết cái ác, hết cảnh đau thương, con người sẽ được sống hạnh phúc. Nhưng hoá ra không phải vậy, khổ đau vẫn còn, cái ác vẫn ẩn nấp và hiện hình trong cuộc sống tưởng như bình lặng.

Sự thật nghiệt ngã và phũ phàng mà Phùng được chứng kiến đã xé toang màn sương mờ ảo che phủ con thuyền ngoài xa, xua đi vẻ đẹp lãng mạn hư ảo trong bức ảnh, và làm đổ vỡ cái nhìn duy mỹ trong quan niệm về nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng. Bức ảnh rất đẹp, nhưng nó chỉ là nghệ thuật thuần tuý chứ chưa phải là cuộc sống. Hoá ra cuộc sống vô cùng phức tạp và chứa đựng nhiều nghịch lý chứ không hề đơn giản, xuôi chiều. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập: thiện - ác, đẹp – xấu.

Qua hai phát hiện trái ngược nhau của nghệ sĩ Phùng, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc một thông điệp: Đừng vội vàng đánh giá sự vật và con người ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng. Phải có cái nhìn tỉnh táo đa chiều ta mới thấy bản chất “ngổn ngang bề bộn”, những “biến động”, những “bất ngờ” của nó. Cuộc sống không ngừng vận động; cùng với cái đẹp, cái tốt thì lúc nào, bao giờ cái ác cũng tồn tại; ta không nên chỉ nghĩ đến việc tiêu diệt nó mà còn cần phải ngăn chặn, cảnh báo và cải tạo. Đây chính là tầng ý nghĩa nhân sinh thứ nhất của truyện

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.pdf (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)