Giải thích thiết kế

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.pdf (Trang 96)

Tác phẩm văn chương luôn hàm chứa những tầng ý nghĩa sâu sa. Mục đích của giáo viên là giúp học sinh phát hiện chiều sâu các tầng ý nghĩa đó. Qua tác phẩm văn chương, học sinh có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về con người và cuộc sống; để từ đó phát hiện ra bản chất và chân lý đời sống, từ đó học sinh hình thành và phát triển nhân cách về tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ. Như vậy dạy tác phẩm văn chương chính là dạy nội dung ý nghĩa nhân sinh - dạy học sinh nhân cách làm người. Vì vậy thiết kế dạy học tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa” ở phần trên được trình bày theo trình tự chiếm lĩnh nội dung các tầng ý nghĩa nhân sinh.

Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn, nhưng có dung lượng khá dài và chứa nhiều tầng ý nghĩa, nên với thời gian 90 phút dạy trên lớp thì khó

có thể khai thác rộng và sâu các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm, cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật. Vì vậy nên chúng tôi mạnh dạn phối hợp hai biện pháp phân tích và thảo luận trong quá trình giảng dạy. Bởi nếu chỉ phân tích, học sinh sẽ tiếp thu thụ động mà không có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế đời sống. Còn nếu chỉ cho học sinh trao đổi thảo luận thì dù phát huy được tính tích cực, tự lực và sự tự tin ở học sinh nhưng thời gian hạn chế; học sinh sẽ không hiểu sâu, hiểu rộng vấn đề.

Hai phương pháp trên có những ưu điểm và nhược điểm nhất định; nhưng với việc kết hợp hai phương pháp với mục đích phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng phương pháp để đạt được mục đích chính của giờ dạy học tác phẩm văn chương.

Giáo án được thiết kế theo trình tự lôgíc của truyện. Thông qua hệ thống câu hỏi tái hiện, gợi mở, nêu vấn đề trong mỗi phần; giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận để giúp học sinh thấy được những chiêm nghiệm mang tính triết lý về nghệ thuật và cuộc sống mà tác giả muốn gửi đến người đọc, cũng như thấy được các tầng ý nghĩa của truyện. Qua đó ta thấy được tấm lòng tác giả.

3. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN THIẾT KẾ:

Phần chung của thực hiện thiết kế:

Để giúp học học sinh vận dụng phương pháp phân tích và thảo luận trong việc tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” trong quá trình dạy học đạt kết quả cao, yêu cầu giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt ba giai đoạn sau:

* Giai đoạn chuẩn bị ở nhà:

Đây là khâu quan trọng trong quá trình dạy học, bởi nếu không chuẩn bị tốt thì cả giáo viên và học sinh đều không có một tâm thế cần thiết khi bước

vào tiết học. Giai đoạn này có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại, cũng như hiệu quả chất lượng của giờ dạy học tác phẩm văn chương. Giai đoạn này gồm các bước sau:

- Đối với người dạy: Phải chuẩn bị bài chu đáo và phải chọn được những kiến thức cơ bản, trọng tâm để xây dựng hệ thống câu hỏi phục vụ cho quá trình phân tích và thảo luận trên lớp. Phải đặt ra những câu hỏi gây được sự hứng thú có tác dụng định hướng cho các em chú ý vào tác phẩm. Đồng thời đặt ra vấn đề khoa học đòi hỏi các em phải suy nghĩ tìm tòi, phân tích giải thích, lý giải và thảo luận trên cơ sở hiểu biết của bản thân.

Câu hỏi chuẩn bị bài vừa phải khêu gợi được hứng thú, vừa hướng các em đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm để tìm ra những trung tâm thẩm mỹ, vừa có tác dụng chuẩn bị cho sự khám phá của giáo viên và học sinh trên lớp.

GS. Phan Trọng Luận [25, 180]đã đưa ra những yêu cầu:

+ Câu hỏi phải vạch ra được “hoặc định hướng”vào mối liên hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài văn.

+ Câu hỏi phải mang tính hệ thống liên tục.

+ Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm và khêu gợi được hứng thú của học sinh, khêu gợi được tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ trong học sinh.

+ Câu hỏi phải vừa sức với học sinh và có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ tìm tòi sáng tạo cho học sinh.

- Đối với người học: Phải đọc kỹ tác phẩm và trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài để khơi gợi hứng thú và có những ấn tượng và cảm xúc ban đầu về tác phẩm. Phản ứng nhanh và có chính kiến rõ ràng về những vấn đề mà giáo viên và bài học đặt ra. Phải thực sự có nhu cầu học tập, coi học tập là một niềm vui lớn.

Đây là giai đoạn thực hiện những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà. Yêu cầu của giai đoạn này là phải có sự hợp tác chặt chẽ và cởi mở giữa giáo viên và học sinh.

- Đối với người dạy:

Nắm vững tác phẩm, bố trí thời gian hợp lý. Giáo viên tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình phân tích và thảo luận; chủ động trong việc dự đoán và xử lý kịp thời tình huống nảy sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm của học sinh.

Phải tạo được bầu không khí văn chương cho tiết dạy. Khơi gợi được cảm hứng và lòng say mê văn học ở học sinh. Khuyến khích học sinh phát biểu và thảo luận để xây dựng bài. Tôn trọng suy nghĩ của học sinh; uốn nắn những suy lệch lạc, thiếu căn cứ khoa học. Định hướng một cách khéo léo hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận để phát hiện ra các tầng ý nghĩa nhân sinh và nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

- Đối với người học: Tự tin, chủ động, cởi mở, tham gia một cách nhiệt tình và nghiêm túc vào các yêu cầu mà giáo viên và bài học đặt ra trên cơ sở định hướng của giáo viên. Mạnh dạn đưa ra những băn khoăn thắc mắc và những nhận định, đánh giá của riêng mình về tình huống trong bài. Mọi ý kiến của học sinh phải dựa trên cơ sở khoa học, trên văn bản và kinh nghiệm sống của bản thân.

* Giai đoạn sau tiết học (củng cố bài và giao bài tập về nhà):

Củng cố bài là khâu quan trọng không thể thiếu trong mỗi bài học, nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Đối với người dạy: Khắc sâu nội dung kiến thức cơ bản vừa tìm hiểu bằng cách ra câu hỏi thảo luận về chiều sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, hoặc làm kiểm tra khảo sát bằng một bài viết ngắn (Trắc nghiệm)với thời gian 10 phút cuối tiết học. Có thể cho học sinh về nhà làm

bài tự luận ngắn độ 15 dòng cảm nhận về một nhân vật hoặc đưa ra tình huống thực tế để học sinh đưa ra hướng giải quyết.

- Đối với người học: Nắm được những đánh giá khái quát về chiều sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nêu lên những cảm nhận, đánh giá chủ quan của riêng mình về một nhân vật hoặc cách xử lý tình huống trong thực tế.

Ba giai đoạn trên giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của tiết học.

Phần cụ thể hƣớng dẫn học sinh vận dụng phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp thảo luận tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện:

* Định hướng phân tích và thảo luận:

Truyện ngắn có dung lượng ngắn gọn, hàm xúc. Nó phản ánh cuộc sống theo chiều sâu. Vì vậy dạy học truyện ngắn không hề đơn giản. Đặc biệt với truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn có nhiều tầng ý nghĩa và có dung lượng khá dài. Với 90 phút, nếu giáo viên khai thác rộng sẽ không sâu, ngược lại nếu chỉ đi sâu một số nội dung trọng tâm sẽ dễ phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm và dễ trượt ra ngoài ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy việc định hướng trước khi dạy học là điều kiện cần thiết không thể bỏ qua.

Để dạy hết một lượng kiến thức lớn trong thời gian có hạn, chúng tôi sử dụng kết hợp hai phương pháp: phân tích và thảo luận. Để vận dụng hai phương pháp này một cách hài hoà và đạt được kết quả cao cần có sự định hướng trong dạy học.

Định hướng dạy học tác phẩm văn chương là một quá trình bao gồm cả định hướng dạy của giáo viên và định hướng học của học sinh.

Giáo viên cần định hướng soạn giáo án theo mục đích, yêu cầu của bộ môn, theo đặc trưng của loại thể và thời lượng cho phép của chương trình; cũng như việc lựa chọn biện pháp, cách thức lên lớp để đạt yêu cầu đề ra. Điều quan trọng hơn là phải định hướng được phương pháp dạy học, bởi đó là con đường ngắn nhất để đi đến việc chiếm lĩnh nội dung tác phẩm văn chương.

+ Định hướng phân tích: Cần lựa chọn yếu tố để phân tích như xác định những chi tiết đặc sắc, những hình ảnh mang tính biểu tượng thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Kết hợp phân tích với bình giảng để phát hiện, đánh giá cái hay, cái đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

+ Định hướng thảo luận: Giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để học sinh thảo luận một cách công bằng dân chủ, giúp các em tự phát hiện ra chân lý làm giờ học sôi nổi. Những kết luận mà giáo viên đưa ra phải có sức thuyết phục và được học sinh tự công nhận bằng chính những suy nghĩ và cảm nhận của mình, tránh sự áp đặt.

+ Định hướng hệ thống câu hỏi phân tích và thảo luận: Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề để:

 Giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học hoặc khái quát, hệ thống hoá kiến thức. Từng bước giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện đề tài, chủ đề của tác phẩm.

 Giúp học sinh phát hiện, phân tích và đánh giá tác phẩm về nội dung và nghệ thuật. Nâng cao năng lực tự nghiên cứu và khả năng sáng tạo ở học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.

 Giúp học sinh dựa trên những hiểu biết của chính mình tự đánh

giá, suy nghĩ , thảo luận để tìm ra chân lý. - Định hướng học của học sinh:

+ Định hướng chuẩn bị bài: Đọc kỹ văn bản, trả lời câu hỏi chuẩn bị bài, đề xuất những thắc mắc của bản thân (nếu có).

+ Định hướng học tập trên lớp qua việc tham gia vào quá trình phân tích và thảo luận: Ghi chép bài.

Năng động linh hoạt trong việc trả lời câu hỏi và những tình huống cụ thể đặt ra trong giờ học.

Chủ động tiếp thu kiến thức qua việc phát biểu, thảo luận bày tỏ quan điểm và hiểu biết của mình.

+ Định hướng liên hệ, vận dụng sau khi học tác phẩm:

* Lựa chọn câu hỏi phân tích:

- Tìm kết cấu và bố cục của tác phẩm ? Đặt tiêu đề cho mỗi phần truyện ?

- Phát hiện tình huống truyện và gọi tên tình huống đó

- Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nào nêu bật chủ đề tác phẩm ? - Giải thích ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” ?

- Qua 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì về cuộc sống, con người, mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật?

- Sức mạnh nào thúc đẩy người phụ nữ sống trong một gia đình khá giả trên phố chấp nhận lấy người chồng hàng chài và sống cuộc sống vất vả khó nhọc ?

- Trong lời tâm sự của người đàn bà làng chài, có những câu rất sâu sắc. Đó là những câu nào? Những câu nói đó gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì ?

* Lựa chọn câu hỏi thảo luận:

Giáo viên có thể chia học sinh trong lớp thành từng nhóm; căn cứ vào nội dung, mục đích, yêu cầu của bài học nêu ra những câu hỏi có vấn đề cho

học sinh từng nhóm thảo luận và ghi lại bằng biên bản. Sau đó cử đại diện mỗi nhóm trình bày quan điểm của mình về vấn đề đặt ra. Sau đó các nhóm thảo luận và đi tới cách đánh giá thống nhất. Tuy nhiên cũng có thể cho học sinh tự trình bày quan điểm của mình trước lớp, để các học sinh khác cùng tranh luận và đưa ra cách hiểu thống nhất. Có thể lựa chọn các câu hỏi sau:

- Tại sao nhà văn lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Chiếc thuyền ngoài xa”? Có thể đặt cho tác phẩm một tiêu đề khác không ? Vì sao ?

- Có bạn cho rằng: Người chồng trở nên hung bạo thế là tại người vợ. Em có đồng tình với ý kiến trên không ? Vì sao ?

- Theo em ai là người có lỗi trong bi kịch gia đình xảy ra thường xuyên trong gia đình hàng chài trong truyện ? Lý giải vì sao ?

- Nhà văn muốn nói gì khi sắp đặt bên cạnh người mẹ là cô con gái xinh đẹp, bên cạnh người cha là chú bé Phác ngang bướng ? Nhà văn muốn gửi đến người đọc vấn đề gì qua hình ảnh chú bé Phác và người chị gái của Phác ?

- Qua việc xây dựng nhân vật Đẩu, tác giả muốn gửi tới người đọc điều gì ? Nếu là nhân vật này em sẽ xử lý và giải quyết vấn đề như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về cách giải quyết của nhân vật Đẩu ? Theo em cần phải làm gì để chấm dứt nạn bạo hành trong gia đình ?

- Qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, tác giả đã đề cập đến những vấn đề phức tạp nào trong cuộc sống ?

* Tổng kết việc phân tích và thảo luận:

Việc giảng dạy một truyện ngắn ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa nhân sinh trong thời gian 90 phút là không dễ. Bởi vậy trong dạy học truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa”người giáo viên phải sáng suốt, linh hoạt khi sử dụng những phương pháp tích cực (với hệ thống câu hỏi tái hiện, gợi mở, nêu vấn đề, khái quát vấn đề) dẫn dắt học sinh tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh

một cách nhanh nhất, có chiều sâu và bề rộng, đặt trong mối liên hệ với cuộc sống đời thường; để từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách.

Song muốn đạt được mục đích, người giáo viên cần phải có sự định hướng về nội dung và phương pháp dạy học trong quá trình dạy học, cũng như phải có sự lựa chọn những câu hỏi phân tích và thảo luận (nên đi vào những câu hỏi chính thể hiện nội dung tác phẩm và ý tưởng của tác giả, cũng như thể hiện được những cảm nhận, cảm xúc riêng của học sinh về thiên nhiên, cuộc sống và con người). Tránh những câu hỏi vụn vặt có xu hướng xé lẻ tác phẩm.

Tuy nhiên: Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật mở, nên không chỉ có một cách hiểu, không chỉ có một con đường để đi tới đích. Để chiếm lĩnh một tác phẩm, một thế giới nghệ thuật ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa sâu sa có hàng nghìn con đường khác nhau. Từ thực tế đó việc chúng tôi kết hợp hai phương pháp: phân tích và thảo luận trong dạy học tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa”được trình bày ở trên chỉ là ý kiến chủ quan về một hướng tiếp cận mới: Dạy học các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương. Đây không phải là con đường duy nhất, là hình thức bắt buộc khi giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng. Mỗi giáo viên đều có quyền lựa chọn và sử dụng sáng tạo linh hoạt mọi phương pháp, biện pháp, cách thức tuỳ theo từng đối tượng học sinh để đi đến đích cuối cùng: Thực hiện tốt mục đích, yêu cầu bài học - Giáo dục nhân cách

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.pdf (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)