Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức màu của một số kim loại nặng với thuốc thử hữu cơ bằng phương pháp trắc quang và ứng dụng phân tích đánh giá môi trường (Trang 47 - 49)

2.3.1.1. Hóa chất

+ Dung dịch MnSO4 10-3M

Cân 0,4225 gam MnSO4.H2O pha trong bình định mức 250 ml được dung dịch MnSO4 10-2M, sau đó dùng dung dịch Mg2+

chuẩn và EDTA để chuẩn độ ngược, xác định nồng độ thực của MnSO4 rồi từ nồng độ này tính toán để pha dung dịch MnSO4 10-3M

+ Dung dịch Mn(II) gốc, tiêu chuẩn

- Dung dịch gốc:

Cân 0,2746 g MnSO4 khan ( MnSO4.H2O được sấy khô ở 1500

C) hòa tan vào nước cất, thêm 1ml H2SO4 1:1 rồi pha trong bình định mức 100ml thu được dung dịch MnSO4 chứa 1mg Mn/ml.

- Dung dịch chuẩn:

Dùng pipet hút 2ml dung dịch Mn(II) 1mg/ml cho vào bình định mức 100 ml, định mức đến vạch thu được dung dịch Mn(II) 0,02mg/ml.

+ Dung dịch Fe(NO3)3 10-2M, Fe(NO3)3 10-3M

Cân chính xác 1,01 g Fe(NO3)3.9H2O rồi hòa tan trong axit HNO3 0,01M, định mức trong bình 250 ml được dung dịch Fe(NO3)3 10-2M. Sau đó xác định chính xác nồng độ của Fe(NO3)3 bằng cách dùng Sn2+ khử Fe3+ về Fe2+ rồi dùng KMnO4 chuẩn để chuẩn độ Fe2+

xác định được nồng độ thực của dung dịch Fe(NO3)3, rồi từ nồng độ này tính toán để pha dung dịch Fe(NO3)3 10-3M.

+ Dung dịch PAR 10-3M

Thuốc thử PAR của Đức được pha chế bằng cách cân chính xác 127,5 mg PAR ( C11H8N3O2Na.H2O), sau đó hòa tan bằng nước cất 2 lần, chuyển vào bình định mức 250 ml và định mức đến vạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Dung dịch H2SS- 0,1M

Cân chính xác 2,5422 g H3SS tinh thể. Hòa tan bằng nước cất 2 lần trong cốc, chuyển vào bình định mức 100 ml và định mức đến vạch bằng nước cất 2 lần.

+ Dung dịch AgNO3 10%

Cân 11,111 g AgNO3 hòa tan bằng nước cất, chuyển vào bình định mức 100 ml và định mức đến vạch bằng nước cất 2 lần.

+ Dung dịch K2S2O8 bão hòa.

Cho khoảng 8 g K2S2O8 vào 100 ml nước cất, khuấy đều cho đến khi K2S2O8

không tan được nữa ta thu được dung dịch K2S2O8 bão hòa.

+ Các hóa chất khác

- Axit H2SO4 1:1 - Axit H3PO4 1:4 - Axit HNO3 đặc

- Dung dịch Fe3+ 22,4 mg/l: Lấy 10 ml Fe2(SO4)3 10-3M. Pha loãng 5 lần bằng nước cất đến thể tích 50 ml.

- Dung dịch KNO3 1M

Cân chính xác 25,275 g KNO3 hòa tan trong cốc bằng nước cất 2 lần. Chuyển vào bình định mức 250 ml và định mức đến vạch bằng nước cất 2 lần.

- Các dung dịch NaOH và HNO3 ở các nồng độ khác nhau để điều chỉnh pH - Dung dịch Al(NO3)3 0,01M

Cân 0,9375 g Al(NO3)3.9H2O hòa tan trong cốc bằng dung dịch HNO3 loãng cho tan hết. Chuyển vào bình định mức 250 ml và định mức đến vạch.

- Dung dịch Pb(NO3)2 10-2M

Cân chính xác 0,3312g Pb(NO3)2 trên cân phân tích cho vào bình định mức 100 ml rồi axit hóa bằng dung dịch HNO3 0,01M cho tan hết, sau đó định mức đến vạch, ta được dung dịch Pb2+ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10-2M.

- Dung dịch NH3 3M để điều chỉnh pH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.1.2. Dụng cụ - Các loại pipet: 1ml, 2ml, 5ml, 10ml, 20 ml. - Bình định mức: 10ml, 25ml, 50ml, 100ml, 250ml, 500ml. - Cân phân tích có độ chính xác ±0,1 mg. - Bếp điện.

- Các loại cốc, lọ cân, đũa thủy tinh, thìa thủy tinh, quả bóp cao su, cuvet thạch anh, giấy lọc, bình cầu tia.

2.3.1.3. Thiết bị nghiên cứu

- Máy đo pHS-25 của Trung Quốc.

- Máy đo quang: UV 1700 Phamaspec (Nhật).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức màu của một số kim loại nặng với thuốc thử hữu cơ bằng phương pháp trắc quang và ứng dụng phân tích đánh giá môi trường (Trang 47 - 49)