d, Câu điền khuyết
1.4.4. Một số vấn đề kỹ thuật trong việc soạn thảo trắc nghiệm giáo dục
dục
Để viết đƣợc một bài TNKQ tốt cần phải - Định rõ các mục tiêu DH
- Viết các câu hỏi TNKQ gắn chặt với các mục tiêu này.
Để tiến hành soạn thảo một bài TNKQ ngƣời ta thƣờng theo các bƣớc sau:
* Xác định các mục tiêu khảo sát trong bài trắc nghiệm giáo dục
Trƣớc khi soạn thảo TNKQ, ta cần phải biết rõ những điều ta sẽ phải khảo sát và những mục tiêu nào ta đòi hỏi HS phải đạt đƣợc. Muốn vậy ta phải liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể, hay các năng lực cần phải đo lƣờng. Sau đó phải xác định là cần bao nhiêu câu hỏi cho từng mục tiêu. Số lƣợng câu hỏi cần thiết sẽ tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng mục tiêu và các vấn đề khác nhau cần phải đƣợc kiểm tra.
Trong một bài TNKQ cũng cần phải lƣu ý đến 2 yếu tố quy định số câu hỏi cần thiết đó là
- Thời gian dành cho bài TNKQ.
- Sự chính xác của điểm số trong việc đo lƣờng kiến thức hay học lực mà ta muốn khảo sát.
* Lập ma trận hai chiều
Ma trận 2 chiều là một công cụ hữu ích có thể giúp cho những ngƣời soạn thảo TN chuẩn bị các câu hỏi phù hợp với các mục tiêu giảng dạy của mình. Nó phân loại từng câu hỏi TNKQ ra thành hai chiều cơ bản.
- Một chiều là chủ đề DH, các đề mục, hay nội dung quy định trong chƣơng trình.
- Một chiều là các mục tiêu giảng dạy hay các năng lực đòi hỏi ở HS.
* Viết các câu hỏi TN
Dựa vào ma trận 2 chiều để soạn thảo các câu hỏi TNKQ.
Điều quan trọng nhất là các câu TNKQ soạn thảo ra phải phát hiện, đo, đánh giá đƣợc những điều GV cần tìm kiếm qua TNKQ.
Khi viết các câu hỏi TNKQ cũng cần lƣu ý tới một số điểm sau: - Câu TNKQ cần đƣợc diễn đạt chính xác, gọn, không gây hiểu lầm, sai. - Không nên đƣa vào câu TNKQ nhiều thông tin, nhất là những thông tin không cùng thuộc một loại kiến thức.
- Tránh cung cấp những thông tin đầu mối, gợi ý dẫn đến câu trả lời.
- Tránh những câu dẫn dập khuôn sách giáo khoa sẽ khuyến khích HS học vẹt để tìm ra câu trả lời đúng.