8. Cấu trúc luận văn
1.6. Vai trò của hiệu trƣởng trong quản công tác xây dựng Hồ sơ môn học ở
trƣờng THPT
Một trong những nhiệm vụ của hiệu trƣởng đƣợc nêu rõ tại Điểm d, điều 19 Điều lệ trƣờng trung học “Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác khen thƣởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nƣớc”. Theo đó, công tác quản lý hồ sơ môn học bao gồm:
1.6.1. Hiệu trưởng định hướng công tác xây dựng hồ sơ môn học trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học
- Hiệu trƣởng căn cứ vào thực tiễn đơn vị lựa chọn các môn học tự chọn, các chủ đề tự chọn nâng cao hoặc bám sát, xây dựng kế hoạch chuyên môn trong toàn trƣờng. Bám sát kế hoạch chuyên môn, tổ trƣởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học.
Theo Phó thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: “Hiệu trƣởng phải là ngƣời đi tiên phong, trả lời câu hỏi đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣ thế nào để có hiệu quả” [23]. Để làm đƣợc điều đó hiệu trƣởng phải nắm chắc lý luận dạy học, thực sự am hiểu về công tác đổi mới phƣơng pháp dạy học.
1.6.2. Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên xây dựng hồ sơ môn học, triển khai kế hoạch dạy học trên đối tượng học sinh
- Phân bổ kinh phí cho hoạt động tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học tạo điều kiện cho tổ có kinh phí phục vụ cho việc mua sắm tài liệu, phƣơng tiện khác hỗ trợ công tác xây dựng hồ sơ môn học, dạy học nhƣ: Giấy in, bút dạ, bảng từ…
- Trang bị cho các tổ thiết bị cần thiết nhƣ máy tính, máy in. Đầu tƣ kinh phí mua sắm thiết bị dạy học để sau khi thiết kế kế hoạch bài học giáo viên mới tiến hành giảng dạy đúng ý đồ khi thiết kế.
- Tạo điều kiện về thời gian để giáo viên xây dựng hồ sơ môn học.
- Tạo môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi để giáo viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm.
1.6.3. Hiệu trưởng điều hành mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường nhằm huy động sức mạnh tập thể
+ Căn cứ Điều lệ trƣờng trung học, Luật Giáo dục, các văn bản hƣớng dẫn của ngành, hiệu trƣởng ban hành quy chế hoạt động của cơ quan. Trong đó nêu rõ nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của từng giáo viên, từng bộ phận nhằm phối hợp nhịp nhàng các mối quan hệ giữa tổ trƣởng chuyên môn với giáo viên, giữa tổ trƣởng chuyên môn với nhân viên thƣ viện, giữa giáo viên với giáo viên.
+ Hiệu trƣởng phối hợp với công đoàn nhà trƣờng tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt - học tốt tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học có hiệu quả. Với vai trò là chủ tịch Hội đồng thi đua khen thƣởng, hiệu trƣởng động viên khen thƣởng kịp thời những cá nhân có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng hồ sơ môn học.
Nhận xét: Trong quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học, hiệu trƣởng là ngƣời chỉ đạo, định hƣớng công tác xây dựng hồ sơ môn học theo yêu cầu đổi mới và điều kiện về mọi mặt để các tổ chuyên môn, giáo viên là tốt công xây dựng hồ sơ môn học. Hiệu trƣởng gián tiếp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên thông qua tổ trƣởng chuyên môn và chất lƣợng học sinh
Tổ trƣởng chuyên môn là ngƣời quản lý trực tiếp công tác xây dựng hồ sơ môn học đối với từng giáo viên. Tổ trƣởng chuyên môn thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với mặt công tác này từ khâu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch, trực tiếp làm công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng hồ sơ môn học.
Sơ đồ 3: Quan hệ công tác quản lý hồ sơ môn học
HIỆU TRƢỞNG
TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN
HỌC SINH GIÁO VIÊN GIÁO VIÊN
CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC, YÊU CẦU HỒ SƠ MÔN HỌC, CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC…
Kết luận chƣơng 1
Trong phần cơ sở lý luận của luận văn, chúng tôi đã làm sáng tỏ những vấn đề sau: i) Dạy học là một quá trình trong đó dƣới vai trò chủ đạo của ngƣời thầy (tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển) ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đề ra. Tính kế hoạch đƣợc coi là yếu tố quan trọng của quá trình dạy học hiện đại.
ii) Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch đến tập thể giáo viên và học sinh và các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động họ tham gia, hợp tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trƣờng giúp quá trình dạy học vận động tối ƣu tới mục tiêu dự kiến. Quản lý nhà trƣờng tập trung chủ yếu vào quản lý hoạt động dạy học. Trong đó, công tác chuẩn bị hồ sơ giảng dạy đƣợc coi là trọng tâm hoạt động của giáo viên.
iii) Quản lý hoạt động dạy phải đƣợc tiến hành ở tất cả các khâu: chuẩn bị hồ sơ môn học, tiến hành dạy học, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy - học.
iiii) Căn cứ vào cơ sở lý luận dạy học để xây dựng hồ sơ môn học bao gồm các vấn đề trọng tâm: Xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
iiiii) Tính chất quản lý hồ sơ môn học cần chú ý: quản lý công tác này vừa mang tính khoa học, vừa quan tâm đến đặc trƣng sáng tạo của giáo viên; Bản chất của khâu chuẩn bị hồ sơ môn học là định hƣớng đổi mới phƣơng pháp giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Ở TRƢỜNG THPT BÌNH YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Vài nét về trƣờng THPT Bình Yên - Định Hoá - Thái nguyên
Nhà trƣờng đóng ở xã Bình Yên, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 Km về phía bắc. Trƣờng đƣợc thành lập từ năm 1987, hiện nay trƣờng có 36 lớp với tổng số 1419 học sinh trong đó có 1089 học sinh THPT, 230 học sinh THCS, 102 học sinh dân tộc nội trú THCS; 100% học sinh cƣ trú tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 74,1% học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số, điều kiện học tập của học sinh rất hạn chế.
Trong những năm gần đây, nhiệm vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy - học đƣợc nhà trƣờng quan tâm hàng đầu. Hoạt động dạy - học đƣợc coi là trọng tâm, chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trƣờng.
Nhà trƣờng có 24 phòng học, có 05 phòng thực thực hành các môn: Vật lý, Hoá học, Tin học, có 04 phòng học đa chức năng.
Thiết bị dạy học đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ: có 95 máy vi tính, có 07 vô tuyến, 06 đầu VIDEO, 10 máy Projector, 02 máy chiếu vật thể, các thiết bị dùng chung nhƣ tăng âm, loa đài… đƣợc trang bị đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục. Khu vực văn phòng (khu dành cho Ban giám hiệu, khu hành chính, khu văn phòng các tổ chuyên môn, văn phòng của các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn) đƣợc trang bị đủ máy tính nối mạng, tiện dụng trong việc truy cập thông tin phục vụ công tác quản lý và giảng dạy. Nhà trƣờng xây dựng mạng nội bộ phục vụ công tác giảng dạy và quản lý.
* Đội ngũ giáo viên trong trƣờng gồm: 69 giáo viên trực tiếp đứng lớp trong đó có 36 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, 16 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Có 62 giáo viên đạt trình độ chuẩn; 6 giáo viên trên chuẩn, có 01 chƣa đạt chuẩn. Đội ngũ giáo viên trẻ cả tuổi đời, tuổi nghề, có ý thức nghề nghiệp, ham học hỏi, cầu tiến bộ. Môi trƣờng giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện. Tập thể sƣ phạm đoàn kết, nhất trí.
- Ngoài các tổ chuyên môn theo quy định, nhà trƣờng còn có tổ hồ sơ - nghiệp vụ sƣ phạm giúp hiệu trƣởng duy trì nề nếp dạy học, xây dựng triển khai kế hoạch dạy học trong toàn trƣờng, chấn chỉnh hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ học sinh.
Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của trường THPT Bình Yên
TỔ NGOẠI NGỮ GDTC- QP TỔ HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ TỔ TOÁN TIN TỔ VĂN TỔ LÝ, HOÁ, SINH, CÔNG NGHỆ TỔ SỬ ĐỊA GDCD TỔ CHỦ NHIỆM CÁC LỚP HỌC SINH CHI BỘ ĐẢNG
CÔNG ĐOÀN HIỆU TRƢỞNG THANH NIÊN ĐOÀN
P. HIỆU TRƢỞNG NỘI CHÍNH P.HIỆU TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TỔ HỒ SƠ- NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
* Chất lượng giáo dục của Nhà trường
Bảng 1: Chất lượng học sinh tuyển vào lớp đầu cấp thấp thể hiện ở kết quả khảo sát môn Ngữ văn, Toán đầu năm lớp 10
Môn học
Năm học 2006 - 2007 Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 - 2009 Số HS Điểm Trên 5,0 Số HS Điểm Trên 5,0 Số HS Điểm Trên 5,0 Ngữ văn 395 106 385 111 397 61 26,8% 28,8% 15,4% Toán 395 11 385 27 397 21 2,7% 7,0% 5,3%
Nhận xét: Với chất lƣợng tuyển lớp đầu cấp thấp, đối tƣợng học sinh chủ yếu là con nông dân điều kiện học tập còn hạn chế, 74,1% học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số vì thế việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự quyết tâm của tập thể giáo viên, học sinh, ba năm qua chất lƣợng học sinh không ngừng đƣợc nâng lên.
Bảng 2: Chất lượng hai mặt giáo dục 3 năm từ 2006-2009
Năm học Số HS
Xếp loại học lực Xếp loại hạnh kiểm Tỷ lệ tốt nghiệp THPT Giỏi Khá TB Yếu, kém Tốt Khá TB Yếu 2006-2007 1152 6 140 590 416 450 278 316 108 56,6% 0,5% 12,2% 51,2% 36,1% 39,1% 24,1% 27,4% 9,4% 2007-2008 1101 9 209 633 250 576 243 256 26 92,6% 0,8% 19,0% 57,5% 22,7% 52,3% 22,0% 23,3% 2,4 2008-2009 1089 5 225 658 201 632 278 156 23 91,8% 0,5% 20,7% 60,4% 18,5% 58,1% 25,5% 14,3% 2,1%
Nhận xét: Nhìn vào bảng 2 ta thấy chất lƣợng hai mặt giáo dục trong 3 năm liên tục có sự thay đổi tỷ lệ học sinh khá, tỷ lệ học sinh lên lớp tăng lên; học sinh chăm, ngoan hơn thể hiện ở chỉ số xếp loại hạnh kiểm khá, tốt tăng đều ở các năm.
Tỷ lệ học sinh yếu kém giảm. Tuy nhiên, vấn đề chất lƣợng rất cần đƣợc quan tâm bởi lẽ so với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển các chỉ số nêu trên vẫn còn chênh lệch đáng kể.
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT Bình Yên
2.2.1.Công tác xây dựng kế hoạch
Căn cứ nghị quyết của chi bộ và tình hinh thực tế của đơn vị, hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học bao gồm các mặt công tác nhƣ: Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; công tác tài chính - kế hoạch; công tác chuyên môn; công tác kiểm tra nội bộ trƣờng học; công tác nhân sự. Trong đó xác định trọng tâm là công tác dạy học và giáo dục.
Các tổ chức nhƣ Đoàn thanh niên, Công đoàn căn cứ kế hoạch năm học xây dựng kế hoạch hoạt động cho tổ chức mình. Mọi hoạt động của các tổ chức này đều nhằm hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả.
Kế hoạch chuyên môn định hƣớng theo tinh thần đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục, bám sát theo chƣơng trình do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Công tác phổ cập giáo dục trung học; công tác xây dựng, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên; các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học.
Các tổ chuyên môn căn cứ kế hoạch chung của hiệu trƣởng, kết quả khảo sát chất lƣợng học sinh đầu năm, xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học. Kế hoạch chuyên môn của tổ đƣợc hiệu trƣởng phê duyệt và phân bổ kinh phí, đầu tƣ cơ sở vật chất để tổ chuyên môn có đủ điều kiện thực hiện kế hoạch.
2.2.2. Về công tác tổ chức
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học đã xây dựng, Hiệu trƣởng phải biên chế đội ngũ giáo viên thành các tổ chuyên môn, sắp xếp công việc cho từng giáo viên phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc. Phân công trách nhiệm đến từng thành viên trong Nhà trƣờng. Xác định các mối quan hệ chỉ đạo thực hiện, các mối quan hệ phối hợp để thực hiện kế hoạch điều này thể hiện trong Quy chế làm việc của Trƣờng - Quy chế dân chủ ở cơ sở.
2.2.3. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch
* Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch: Chỉ đạo khảo sát chất lƣợng học sinh, bám sát kế hoạch chuyên môn chung của trƣờng, xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch, chỉ rõ điều kiện thực hiện kế hoạch, có các giải pháp phù hợp thực tế.
- Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên: Chỉ đạo theo dõi đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình đúng tiến độ, không cắt xén, dồn ép, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học.
- Chỉ đạo đánh giá chất lƣợng giờ dạy của giáo viên: Hoạt động kiểm tra, đánh giá giờ dạy đƣợc chỉ đạo tiến hành thƣờng xuyên dƣới hai hình thức kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ. Nhờ hoạt động kiểm tra đƣợc duy trì thƣờng xuyên nên giáo viên luôn có tâm thế chuẩn bị bài, tổ chức giảng dạy theo kế hoạch bài giảng đã chuẩn bị.
Giờ dạy của giáo viên đƣợc đánh giá theo tiêu chí đánh giá do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành [2].
- Hiệu trƣởng chỉ đạo quản lý công tác chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, tiến hành chỉ đạo theo các bƣớc sau đây:
- Quán triệt giáo viên tăng cƣờng nhận thức tầm quan trọng của công tác chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng giáo dục.
- Xác định rõ các tiêu chí cụ thể cho việc chuẩn bị bài dạy, chuẩn bị giáo án phải thể hiện đƣợc hoạt động của thầy - trò hay không, có phân phối thời gian …
- Lấy kiến của các tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn nhằmđánh giá đúng chất lƣợng công tác chuẩn bị hồ sơ môn học.
- Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
+ Quan điểm chỉ đạo: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá hƣớng ngƣời học tham gia vào quá trình đánh giá, đảm bảo chính xác, khách quan công bằng ở khâu đánh giá. Kết hợp linh hoạt hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận giữa kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp, hƣớng cho học sinh biết cách tự kiểm tra đánh giá.
+ Đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn, đồng thời phù hợp đối tƣợng, phân hoá đƣợc trình độ học sinh, có câu hỏi mở để phát huy tính sáng tạo của học sinh. Với các môn khoa học xã hội, học sinh đƣợc bày tỏ chính kiến trƣớc mỗi vấn đề, qua đó hun đúc tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân đối với cộng đồng.
+ Khâu tổ chức kiểm tra: Đối với những bài kiểm tra từ 45 phút trở lên Nhà trƣờng tiến hành ra đề chung toàn khối, kiểm tra đồng loạt, khâu coi và chấm bài thực hiện đúng quy chế, khách quan, công bằng.