Những tồn tại trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh: Đi liền với những thành công hay những thuận mà Công ty đạt được trong quá trình thực

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần du lịch Hapro (Trang 46 - 48)

những thành công hay những thuận mà Công ty đạt được trong quá trình thực hiện chiến lược là những khó khăn còn tồn tại đòi hỏi cần phải khắc phục, giải quyết một cách nhanh chóng và kịp thời.

*Chiến lược Marketing hỗn hợp: Trong chính sách sản phẩm, do đặc điểm của sản phẩm du lịch là dễ bắt chước và sao chép, cộng với việc để xây dựng một sản phẩm mới đưa vào phục vụ thì cần phải bỏ ra một khoản chi phí cao. Và khi đưa sản phẩm vào thực hiện thì sản phẩm này rất dễ bị bắt chước, sao chép. Vì vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã không xây dựng cho mình một chương trình du lịch khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Ở đây, Công ty mới chỉ lựa chọn chính sách dị biệt hoá sản phẩm ở mức thấp. Việc đánh giá sự khác biệt của sản phẩm chính là chất lượng của các chương trình du lịch mà Công ty đưa ra phục vụ khách.

Còn đối với chính sách phân phối, Công ty chưa xây dựng cho mình một mạng lưới các chi nhánh, văn phòng, đại lý lữ hành ở nhiều Tỉnh, thành phố trên

phạm vi cả nước để có thể giúp Công ty thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện các tour du lịch.

*Chiến lược thị trường: Trong mảng lữ hành quốc tế, Công ty đã tập trung quá nhiều vào thị trường khách Trung Quốc, đây là thị trường được coi là có số lượng khách đông đảo nhất, nhưng khả năng thanh toán thấp và lối sống bừa bãi. Nên khi tiến hành phục vụ cho các đối tượng khách này Công ty rất dễ dơi vào tình trạng mất uy tín đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Công ty tập trung nhiều vào thị trường khách Trung Quốc là bởi vì hiện nay số lượng khách này sang du lịch ở Việt Nam nhiều, do có vị trí địa lý gần với Việt Nam và chi phí cho một chuyến đi du lịch ở Việt Nam không cao và phù hợp với khả năng thanh toán của họ.

Ngoài ra, do Công ty rất mạnh về lữ hành quốc tế nên mảng kinh doanh lữ hành nội địa mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa được thích đáng và đúng với tầm quan trọng của nó. Số lượng nhân viên trong tổ nội địa còn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật cho tổ nội địa còn hạn chế và điều đáng chú ý là tổ nội địa hiện nay chưa có đội ngũ hướng dẫn viên của riêng mình.

*Chiến lược cạnh tranh: Trong chiến lược này, Công ty mới chỉ sử dụng chiến lược chi phí cao và quá thiên vào sử dụng uy tín và danh tiếng của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nếu như du khách nào chưa biết về uy tín của Công ty cổ phần du lịch Hapro thì đó là một tổn thất lớn về việc thu hút khách và tăng doanh thu cho Công ty.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần du lịch Hapro (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w