Qua kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong bệnh tiêu chảy của bê nghé, Trƣơng Quang và cộng sự (2006) [44], cho biết: so sánh các yếu tố gây bệnh của E.coli phân lập từ phân bê nghé bị tiêu chảy với phân bê nghé không bị tiêu chảy cũng thấy thay đổi đáng kể: tỷ lệ các chủng mang kháng nguyên bám dính tăng gấp 3,4 và 2,9 lần. Khả năng dung huyết gấp 2,1 và 2,77 lần. Khả năng sản sinh độc tố đƣờng ruột gấp 6,93 và 3,69 lần. Độc lực giết chuột cũng tăng gấp 2 – 3 lần.
Vũ Khắc Hùng và cộng sự (2007) [21], đã phân lập 237 mẫu phân trâu và 126 mẫu phân bò khỏe mạnh tại các tỉnh miền trung để kiểm tra tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli sản sinh độc tố Shiga (STEC – Shiga toxin – producing E.coli), kết quả cho thấy: 27% trâu và 23% bò đƣợc kiểm tra mang STEC. Trong số 93 chủng STEC phân lập từ trâu và bò, 17 chủng mang gen stx1, 55 chủng mang đồng thời 2 gen stx1 và stx2. Tuy nhiên có 2 chủng mang gen stx1 nhƣng không gây độc cho tế bào Vero. Cũng trong 93 chủng trên có 68 chủng (73%) mang gen ehxA, 65 chủng (70%) mang gen saa.
Những chủng E.coli đƣợc phân lập từ bê nghé có khả năng làm chết chuột khi gây nhiễm cho thỏ bằng cách đƣa trực tiếp canh trùng vào ruột non đã làm thỏ tiêu chảy trong thời gian từ 24 – 30 giờ, và giết thỏ trong vòng 36 giờ sau gây nhiễm (Nguyễn Văn Quang và cộng sự, 2002 [42]).
Tác giả Phạm Thị Hồng Ngân (1999) [34], khi nghiên cứu khả năng sản sinh độc tố của các chủng E.coli phân lập đƣợc từ bê nghé khỏe mạnh và bị tiêu chảy thấy: Ở bê, nghé khỏe mạnh có một tỷ lệ nhất định các chủng E.coli
có khả năng sản sinh độc tố ruột (bê khỏe: 6,1%, nghé khỏe: 10,3%). Còn ở bê, nghé tiêu chảy thì tỷ lệ tăng lên (bê tiêu chảy: 27,8%, nghé tiêu chảy: 23,6%).
Phạm Khắc Hiếu (1997) [19], cho thấy có 5% số chủng vi khuẩn E.coli
phân lập đƣợc kháng lại 7 loại kháng sinh, 25% số chủng kháng lại 4 loại kháng sinh thƣờng dùng.
Vi khuẩn E.coli là tác nhân quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng tiêu hoá. Nó là một vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong các loại vi khuẩn hiếu khí trong đƣờng tiêu hoá của động vật (Bộ môn vi sinh vật trƣờng Đại Học Y Khoa Hà Nội, 1993 [5]). Chúng xuất hiện rất sớm trong đƣờng tiêu hoá của ngƣời và động vật sơ sinh. Khi mới sinh động vật không có E.coli trong ruột, nhƣng chỉ sau đẻ vài giờ đã có bình thƣờng .
Để hạn chế nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn E.coli cho gia súc và gia cầm thì nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vắc xin E.coli để phòng bệnh. Nguyễn Thị Nội (1985) [38], đã dùng các chủng EC3, EC25, EC36, EC236 của Hungari mang kháng nguyên K88 để sản xuất vắc xin theo phƣơng pháp cải tiến đã có hiệu quả cao trong phòng bệnh lợn con ỉa phân trắng. Lê Văn Tạo và các cộng sự, 1990, đã nghiên cứu yếu tố gây bệnh K88, Enterotoxin Hemolyse của các chủng E.coli gây bệnh ở lợn để chọn giống vi khuẩn chế vắc xin cho uống. Ở lợn và gia cầm, hiện đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh E.coli để định chủng và chế vắc xin phòng bệnh. Còn ở trâu, bò cũng đã có một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về bệnh, nhƣng để định Type huyết thanh, tìm các chủng gây bệnh chế vắc xin phòng bệnh thì chƣa thực sự đƣợc quan tâm nhiều lắm. Đó có lẽ là một tổn thất rất lớn đối với ngành chăn nuôi trâu bò ở nƣớc ta - khi mà ngành chăn nuôi trâu bò đang phát triển mạnh mẽ không ngừng thì kéo theo nó là tình hình bệnh E.coli cũng phát triển theo, điều đó đòi hỏi các nhà khoa học trong nƣớc cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.