Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành và đã điều tra một số loại dịch bệnh chính và phổ biến trên đàn gia cầm. Đối với đàn gà gồm các bệnh tụ huyết trùng, newcastle và cúm, đối với vịt và ngan gồm các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả và cúm gia cầm. Kết quả được trình bầy dưới đây:
Bảng 3.7. TỶ LỆ HỘ NUÔI GÀ CÓ PHÕNG MỘT SỐ BỆNH CHÍNH Địa danh (huyện, thành) Số hộ nuôi gà Số hộ có phòng Tỷ lệ (%) Newcastle Tụ huyết trùng Cúm Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Định Hoá 629 532 84,6 383 60,9 261 41,5 532 84,6 Thái Nguyên 512 493 96,3 429 83,8 403 78,7 493 96,3 Phú Bình 763 681 89,3 493 64,6 439 57,5 681 89,3 Tính chung 1.904 1.706 89,6 1.305 68,5 1.103 57,9 1.706 89,6
Từ những kết quả điều tra nêu trên, tổng số hộ có tiêm phòng từ 1 bệnh trở lên cho đàn gà là 1.076 hộ bằng 89,6%, trong đó huyện Định Hoá là 532 hộ bằng 84,6%, Thành phố Thái Nguyên là 493 hộ bằng 96,3% và huyện Phú
Bình là 681 hộ bằng 89,3%. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ đại diện cho một trong các bệnh nói trên có tỷ lệ hộ tiêm phòng cao vì có những hộ chỉ tiêm phòng 1 đến 2 bệnh cho đàn gà mà thôi và chủ yếu là bệnh cúm gia cầm, còn lại một số bệnh có tỷ lệ tiêm phòng không đạt đến tỷ lệ này. Trong đó, bệnh tụ huyết trùng có tỷ lệ tiêm phòng là 1.103 hộ bằng 57,0% số hộ nuôi và bằng 64,7% tổng số hộ có tiêm phòng, trong đó tại huyện Định Hoá có 261 hộ bằng 41,5%, Thành phố Thái Nguyên có 403 hộ bằng 78,7% và huyện Định Hoá có 439 hộ bằng 57,5%.
Đối với bệnh Newcastle, do đây là bệnh khá phổ biến và đã gây rất nhiều thiệt hại cho đàn gia cầm, đặc biệt là bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên đã được người chăn nuôi chú ý hơn, có 1.305 hộ trong số 1.904 hộ chăn nuôi gà điều tra có tiêm phòng bằng 68,5% và bằng 76,5% tổng số hộ tiêm phòng. Trong đó huyện Định Hoá tỷ lệ tiêm phòng đạt 60,9%, huyện Phú Bình đạt 64,6% và Thành phố Thái Nguyên đạt tỷ lệ cao nhất với 83,8%. Bệnh tụ huyết trùng có tỷ lệ tiêm phòng đạt 57,9%, đặc biệt như huyện Định Hoá mới chỉ đạt 41,5%, cao hơn cả là Thành phố Thái Nguyên với 78,7% còn Phú Bình là 57,5%.
Riêng với bệnh cúm gia cầm thì đây là bệnh bắt buộc phải tiêm phòng đối với 100% số gia cầm trong diện tiêm và bệnh đã gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi, tuy chưa thực hiện được triệt để nhưng tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gà cũng đã đạt 89,6% và đây cũng chính là bệnh có tỷ lệ hộ tiêm phòng cao nhất trong tất cả các bệnh điều tra, trong đó huyện Định Hoá 84,6%, Thành phố Thái Nguyên 96,3% và huyện Phú Bình là 89,3% và đây cũng là kết quả đáng khích lệ trong điều kiện chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên còn nhiều bất cập như hiện nay.
So sánh giữa ba đơn vị điều tra nêu trên có thể nhận thấy rằng ở điều kiện môi trường và dân trí cao hơn thì công tác phòng chống dịch bệnh cho
đàn gia cầm cũng tốt hơn như tại Thành phố Thái Nguyên tỷ lệ tiêm phòng ở cả 4 bệnh này đều cao vượt trội so với huyện Phú Bình và Định Hoá, đối với bệnh Newcastle là 83,8%, tụ huyết trùng là 78,7% và cúm gia cầm là 96,3% thuộc 493 hộ nuôi có tiêm phòng. Còn huyện Phú Bình các tỷ lệ này lần lượt là 64,6%, 57,5% và 89,3% thuộc 681 hộ nuôi có phòng. Riêng huyện Định Hoá tất cả các tỷ lệ này đều thấp hơn so với hai địa phương cùng điều tra như bệnh Newcastle là 60,9%, tụ huyết trùng là 41,5%, và cúm gia cầm là 84,6% và thuộc 532 hộ có tiêm phòng. Với nguy cơ đe doạ của các loại dịch bệnh trên đàn gia cầm như hiện nay thì cần chú ý hơn nữa đến công tác tiêm phòng cho đàn gà, đặc biệt là phòng cúm gia cầm. Việc quy hoạch và phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng tập trung cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gà nuôi. Đối với đàn vịt và ngan:
Bảng 3.8. TỶ LỆ HỘ NUÔI VỊT CÓ PHÕNG MỘT SỐ BỆNH CHÍNH Địa danh (huyện, thành) Số hộ nuôi Số hộ có phòng Tỷ lệ (%) Tụ huyết trùng Dịch tả Cúm Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Định Hoá 33 26 78,8 9 27,3 6 18,2 26 78,8 Thái Nguyên 33 31 93,9 28 84,8 19 57,6 31 93,9 Phú Bình 24 20 83,3 19 79,2 16 66,7 20 83,3 Tính chung 90 77 85,6 56 62,2 41 45,6 77 85,6
Trong 90 hộ nuôi vịt điều tra của tỉnh Thái Nguyên có 77 hộ có tiêm phòng một số bệnh bằng 85,6%, trong đó có 62,2% có tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn vịt với 56 hộ, 45,6% có tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả với 41 hộ và 85,6% có tiêm vaccine phòng bệnh cúm cho đàn vịt nuôi với 77 hộ. Ngoại trừ bệnh cúm gia cầm vì đây chính là bệnh có số hộ phòng bệnh cao nhất thì tỷ lệ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng và dịch tả cho đàn vịt
còn ở mức rất thấp, chưa đạt được mức bảo hộ an toàn tối thiểu là phải trên 80% tổng đàn được tiêm phòng nên việc 2 loại dịch bệnh này xuất hiện trên đàn vịt là khó tránh khỏi.
Do phương thức chăn nuôi của huyện Định Hoá chủ yếu là chăn thả và bán chăn thả nên việc tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm gặp rất nhiều khó khăn và đạt kết quả chưa cao. Ngay cả bệnh cúm tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vịt cũng chỉ đạt 78,8%, thấp hơn nhiều so với gà. Với bệnh tụ huyết trùng tỷ lệ này còn thấp hơn với 27,3% và bệnh dịch tả 18,2% với tổng số hộ có tiêm phòng một số bệnh là 26 hộ bằng 78,8%. Một trong nguyên nhân được đề cập là do Định Hoá là huyện vùng núi với địa hình đồi núi dốc và khô nên sự lưu hành mầm bệnh trong tự nhiên có thể thấp hơn so với vùng đồng bằng và trung du do đó dịch bệnh xảy ra cũng ít hơn, ngoài ra còn do ở đây các hộ chăn nuôi vịt chủ yếu để lấy thịt cải thiện bữa ăn. Vì vậy mà người chăn nuôi ít, thậm trí là không chú ý đến việc tiêm phòng cho đàn gia cầm.
Đối với Thành phố Thái Nguyên, ngoại trừ bệnh dịch tả với 57,6% thấp hơn so với ở Phú Bình là 66,7% do các hộ nuôi vịt điều tra ở huyện Phú Bình chủ yếu là nuôi vịt đẻ trứng nên thường chú ý hơn đến việc tiêm phòng cho đàn vịt kể cả với bệnh tụ huyết trùng và cúm gia cầm. Tuy nhiên bệnh tụ huyết trùng và cúm gia cầm vẫn có tỷ lệ tiêm phòng cao hơn so với ở huyện Phú Bình. Cụ thể là ở Thành phố Thái Nguyên tỷ lệ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn vịt đạt 84,8% và bệnh cúm gia cầm là 93,9% với tổng số hộ có phòng một số bệnh là 31 hộ bằng 93,3% còn ở huyện Phú Bình tỷ lệ tiêm phòng tụ huyết trùng đạt 79,2% và cúm gia cầm đạt 83,3% với 20 hộ có phòng một số bệnh chính bằng 83,3%.
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt và thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh sát trùng tiêu độc thì cần phải tiêm phòng triệt để, đầy đủ và định kỳ cho đàn vịt nuôi. Đối đàn ngan:
Bảng 3.9. TỶ LỆ HỘ NUÔI NGAN CÓ PHÕNG MỘT SỐ BỆNH Địa danh (huyện, thành) Số hộ nuôi Số hộ có phòng Tỷ lệ (%) Tụ huyết trùng Dịch tả Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Định Hoá 20 12 60,0 11 55,0 5 25,0 Thái Nguyên 16 14 87,5 14 87,5 8 50,0 Phú Bình 8 7 87,5 7 87,5 6 75,0 Tính chung 44 33 75,0 32 72,7 19 43,2
Không nằm ngoài thực trạng chung so với gà và vịt, tỷ lệ tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh cho đàn ngan cũng chỉ đạt ở mức thấp, đặc biệt là đối với bệnh dịch tả. Trong số 44 hộ nuôi ngan điều tra có 33 hộ có tiêm phòng bằng 75%, trong đó huyện Định Hoá có tỷ lệ là 60%, Thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình đều là 87,5%. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ đại diện cho một bệnh mà thôi vì chỉ có 43,2% số hộ nuôi có tiêm vaccine phòng tả và 72,7% có tiêm phòng tụ huyết trùng, còn với bệnh cúm gia cầm thì năm 2007 đàn ngan nuôi ở Thái Nuyên vẫn chưa được tiêm phòng.
Với tỷ lệ tiêm phòng như trên thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đần ngan là lớn hơn đàn gà và vịt rất nhiều, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. Có thể thấy rõ nhất ở huyện Định Hoá, tất cả các tỷ lệ này đều chưa vượt quá 60%, thậm trí đối với bệnh dịch tả mới chỉ đạt 25%, trong khi số hộ tiêm phòng là 12 hộ bằng 60%.
Riêng huyện Phú Bình có tỷ lệ tiêm phòng đạt cao nhất nhưng cũng chỉ từ 75 – 87,5%, cũng như đàn vịt, đàn ngan nuôi ở huyện Phú Bình chủ yếu được nuôi theo hướng lấy trứng nên được người chăn nuôi chú ý hơn đến việc tiêm vaccine phòng bệnh, đã có 7/8 hộ nuôi có tiêm phòng bằng 87,5%. Còn ở Thành phố Thái Nguyên ngoại trừ bệnh dịch tả đạt 50% còn bệnh tụ huyết trùng đạt 87,5%, đây cũng chính là tỷ lệ hộ nuôi có tiêm phòng.
Với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì những tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia cầm nêu trên còn khá khiêm tốn, chưa đạt được mức bảo hộ an toàn cần thiết nên đòi hỏi cần phải có sự quan tâm nỗ lực hơn nữa của chính những người chăn nuôi và cơ quan chuyên môn cũng như các ngành chức năng đến công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và công tác phòng chống dịch cúm nói riêng cho đàn gia cầm, chuyển đổi quy mô và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi của địa phương.
Tuy nhiên, với tập quán nuôi gia cầm chăn thả tự do còn khá phổ biến như hiện nay cùng với tỷ lệ tiêm phòng một số loại dịch bệnh phổ biến còn ở mức thấp thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm là khá cao.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi dịch cúm gia cầm vẫn bùng phát với quy mô khác nhau ở nhiều địa phương trong cả nước thì đòi hỏi người chăn nuôi phải có bước đột phá trong cải cách cả về phương thức lẫn quy mô chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đồng thời các cơ quan chuyên môn và ngành chức năng phải hoạch định chiến lược và định hướng lâu dài phù hợp với từng địa phương cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm, cùng với nó là phải bằng mọi hình thức như tờ rơi, tờ bướm, loa phóng thanh hay tập huấn… để thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến tận người chăn nuôi về hiệu quả của công tác tiêm phòng và công tác phòng chống dịch cúm cho đàn gia cầm cũng như nguy cơ mà dịch cúm A-H5N1 có thể gây ra cho con người. Chú trọng đặc biệt đến việc chuyển đổi quy mô chăn nuôi từ tự do và nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và nhốt riêng từng loại gia cầm tại nơi quy định, thực hiện chăn nuôi tất cả cùng vào, tất cả cùng ra (all – in/all – out), hạn chế một cách tối đa sự tiếp xúc giữa gia cầm với con người. Cùng với nó là phải nâng cao tỷ lệ tiêm phòng đối với tất cả các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh cúm cho đàn gia cầm. Xiết chặt sự quản lý nhà nước về chuyên môn đối với dịch bệnh và kiểm tra vệ sinh thú y trong việc kinh doanh, lưu thông, giết
mổ gia cầm, quy hoạch hợp lý và lâu dài đối với việc giết mổ gia cầm theo hướng tập trung tại các điểm giết mổ đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y nhằm hạn chế tối đa sự phát tán và lây lan dịch bệnh.