Để đánh giá đặc điểm dịch tễ của bệnh và hiệu quả trong công tác phòng chống dịch cúm ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã điều tra và thống kê tình hình dịch bệnh cúm trên đàn gia cầm từ khi bắt đầu xuất hiện dịch vào tháng 1/2004 đến hết ngày 15/02/2008 và đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
Bảng 3.11. TỶ LỆ XUẤT HIỆN BỆNH CÖM THEO LOẠI GIA CẦM
Năm điều tra Số ổ dịch Đàn có dịch Gà Vịt Ngan Số đàn (%) Số đàn (%) Số đàn (%) 2004 163 1.317 1.233 93,6 46 3,5 38 2,9 2005 5 6 4 66,6 1 16,7 1 16,7 2006 - - - - 2007 1 2 1 50,0 1 50,0 - 0,0 2008 5 9 4 44,5 3 33,3 2 22,2 Tính chung 174 1.334 1.242 93,1 51 3,8 41 3,1
Sau 4 lần dịch cúm gia cầm xuất hiện với tổng số 174 ổ dịch đã xảy ra ở tỉnh Thái Nguyên những năm qua thì đã có 1.334 đàn gia cầm mắc bệnh, ốm, chết và tiêu hủy. Trong đó có 1.242 đàn gà chiếm 93,1%, 51 đàn vịt bằng 3,8% và 41 đàn ngan bằng 3,1%. Như vậy, tỷ lệ mắc và nguy cơ ở đàn gà là rất cao, cao hơn rất nhiều so với ở đàn vịt và ngan. Điều đặc biệt nguy hiểm là khi tình trạng chăn nuôi gia cầm (chủ yếu là chăn nuôi gà) tự phát, nhỏ lẻ và
chăn thả tự do như ở Thái Nguyên hiện nay thì nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm trên đàn gà là khó tránh khỏi. Có thể thấy rất rõ điều này khi mà cả 174 ổ dịch này đều có gà mắc bệnh, đặc biệt là năm 2004. Trong 163 ổ dịch với 1.317 đàn gia cầm mắc bệnh của năm này thì có tới 1.233 đàn gà và chiếm 93,6%, chỉ có 46 đàn bằng 3,5% ở vịt và 38 đàn bằng 2,9% ở ngan có xuất hiện dịch. Năm 2005 dịch bùng phát với quy mô rất nhỏ ở 5 xóm với 6 đàn gia cầm mắc bệnh thuộc 5 hộ chăn nuôi thì đã có 4 đàn gà còn ở vịt và ngan mỗi loài chỉ có 1 đàn mắc bệnh.
Riêng năm 2006 dịch cúm không xuất hiện trên đàn gia cầm của tỉnh Thái Nguyên. Sang năm 2007, mặc dù dịch chỉ xuất hiện ở 1 hộ chăn nuôi nhưng cũng đã có 1 đàn gà và 1 đàn vịt mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Chỉ trong 45 ngày đầu năm 2008, dịch cúm gia cầm lại bùng phát tại tỉnh Thái Nguyên với quy mô khá lớn ở 2 thành thị với 5 ổ dịch và có 9 đàn gia cầm mắc bệnh thuộc 6 hộ chăn nuôi. Trong đó có 4 đàn gà bằng 44,5%, 3 đàn vịt bằng 33,3% và 2 đàn ngan bằng 22,2%. Như vậy, trong tổng số 1.270 hộ chăn nuôi có xuất hiện dịch cúm trên 1.334 đàn gia cầm thì đã có ít nhất 64 hộ nuôi gà và vịt hoặc vịt và ngan hoặc ngan và gà hoặc nuôi cả gà, vịt và ngan.
Theo Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2005) [9] khi nghiên cứu ở miền Bắc nước ta thấy tỷ lệ nhiễm ở những hộ nuôi vịt hoặc vịt lẫn với gà cao gấp 8 lần so với các hộ chỉ nuôi gà. Đồng thời theo Wedster và cộng sự (1992) [51] thì thủy cầm được coi là ký chủ mang mầm bệnh tự nhiên của virus cúm nên mặc dù có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với gà nhưng có thể trong cơ thể vịt và ngan nuôi tại Thái Nguyên vẫn có sự lưu hành virus cúm và không hoặc là chưa phát bệnh, chính những đàn vịt và ngan này lại luôn bài thải virus ra môi trường làm lây nhiễm cho đàn gà và các loài cảm nhiễm khác.
Đây là nguy cơ lớn làm lây lan và bùng phát dịch cúm gia cầm ở tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là với thực trạng chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, chăn thả
tự do và nuôi lẫn nhiều gia cầm thì khả năng bùng phát dịch địa phương là khó tránh khỏi, đồng thời không chỉ đe dọa đến sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm mà còn đe dọa đến tính mạng con người với nguy cơ xảy ra dịch cúm A – H5N1. Cũng những đàn gia cầm này nhưng khi nghiên cứu theo phương thức chăn nuôi thì ở mỗi năm có dịch lại có tỷ lệ xuất hiện khác nhau.
Bảng 3.12. TỶ LỆ XUẤT HIỆN BỆNH CÖM THEO
PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI Năm điều tra Số ổ dịch Số đàn có dịch
Phƣơng thức chăn nuôi
Nuôi nhốt Bán chăn thả Chăn thả Số đàn (%) Số đàn (%) Số đàn (%) 2004 163 1.317 213 16,2 415 31,5 689 52,3 2005 5 6 1 16,7 2 33,3 3 50,0 2006 - - - - 2007 1 2 1 50,0 1 50,0 - - 2008 5 9 6 66,7 - - 3 33,3 Tính chung 174 1.334 221 16,6 418 31,3 695 52,1
Trong 1.334 đàn gia cầm mắc bệnh của 174 ổ dịch đã xuất hiện tại Thái Nguyên những năm qua, ở phương thức nuôi nhốt có 221 đàn mắc bệnh bằng 16,6%, ở phương thức nuôi bán chăn thả có 418 đàn mắc bằng 31,3% còn ở phương thức nuôi chăn thả tự do là 695 đàn bằng 52,1%.
Như vậy, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh ở phương thức nuôi chăn thả tự do vẫn là cao nhất không chỉ đối với các bệnh truyền nhiễm khác như newcastle, tụ huyết trùng hay dịch tả mà đặc biệt là với bệnh cúm gia cầm, thấp nhất vẫn là phương thức nuôi nhốt. Điều này được thể hiện rất rõ trong những năm xuất hiện dịch vừa qua, đặc biệt là năm 2004. Trong tổng số 1.317 đàn gia cầm có dịch năm 2004 thì ở phương thức nuôi nhốt chỉ chiếm 16,2%
với 213 đàn gia cầm có dịch, cao nhất là ở phương thức nuôi chăn thả tự do với 689 đàn bằng 52,3% và trung bình là ở phương thức nuôi bán chăn thả với 415 đàn bằng 31,5%. Năm 2005, năm đầu tiên nước ta thực hiện tiêm vaccin phòng cúm cho đàn gia cầm nên tại Thái Nguyên, dịch cúm gia cầm vẫn bùng phát ở 6 đàn gia cầm nhưng ở phương thức nuôi nhốt cũng chỉ có 1 đàn xuất hiện dịch, ở phương thức nuôi bán chăn thả cao gấp đôi với 2 đàn bằng 33,3% và đặc biệt là ở phương thức nuôi chăn thả tự do với 3 đàn bằng 50%.
Năm 2006, do thực hiện tốt công tác tiêm phòng và sát trùng tiêu độc nên dịch cúm không xảy ra. Năm 2007, dịch xuất hiện ở 1 hộ chăn nuôi với 1 đàn vịt 150 con nuôi nhốt và 1 đàn gà với 35 con nuôi bán chăn thả. Trong 45 ngày đầu năm 2008, đã có 9 đàn gia cầm mắc bệnh thuộc 6 hộ, có 6 đàn nuôi nhốt bằng 66,7% và 3 đàn nuôi chăn thả bằng 33,3%. Khác với những năm trước đó, năm 2008 dịch cúm lại xuất hiện chủ yếu ở những đàn gia cầm nuôi nhốt và đây là điều đặc biệt mới trong đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm ở tỉnh Thái Nguyên.
Bảng 3.13. TỶ LỆ XUẤT HIỆN BỆNH CÖM Ở GIA CẦM
THEO QUY MÔ ĐÀN NUÔI Loại gia
cầm
Tổng số đàn có
dịch
Quy mô đàn nuôi (con)
< 200 200 - 500 > 500 Số đàn (%) Số đàn (%) Số đàn (%) Gà 1.242 941 75,8 208 16,7 93 7,5 Vịt 51 39 76,5 9 17,6 3 5,9 Ngan 41 36 87,8 4 9,8 1 2,4 Tính chung 1.334 1.016 76,1 221 16,6 97 7,3
Do đặc điểm chăn nuôi gia cầm không phải cứ chăn nuôi với số lượng ít là chăn thả tự do nên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm
ở gia cầm theo quy mô đàn nuôi và nhận thấy: Ở quy mô chăn nuôi dưới 200 con lại có tới 1.016 đàn chiếm 76,1% trong khi ở phương thức nuôi chăn thả chỉ chiếm 52,1%. Ở quy mô chăn nuôi từ 200 – 500 con chỉ chiếm 16,6% với 221 đàn và ở quy mô trên 500 con còn thấp hơn với 97 hộ bằng 7,3%. Như vậy, nguy cơ xuất hiện dịch cúm trên những đàn gia cầm nuôi ở quy mô nhỏ vẫn là cao hơn và quy mô chăn nuôi càng lớn thì nguy cơ xuất hiện dịch bệnh càng giảm, đặc biệt là quy mô trên 500 con.
Đối với đàn gà, trong 1.242 đàn có dịch thì có 941 đàn nuôi ở quy mô dưới 200 con bằng 75,8%, ở quy mô từ 200 – 500 con có 208 đàn bằng 16,7% còn ở quy mô trên 500 con chỉ có 93 đàn bằng 7,3%. Đối với đàn vịt, trong 51 đàn có dịch có 39 đàn nuôi ở quy mô dưới 200 con bằng 76,5%, có 9 đàn nuôi ở quy mô từ 200 – 500 con bằng 17,6% và thấp nhất là ở quy mô trên 500 con với 3 đàn bằng 5,9%. Riêng với đàn vịt thì ở quy mô chăn nuôi dưới 200 con có tỷ lệ xuất hiện dịch cúm cao vượt trội so với ở đàn gà và vịt. Ở quy mô này tỷ lệ xuất hiện của ngan là 87,8% với 36 trong tổng số 41 đàn, ở các quy mô chăn nuôi còn lại đều thấp hơn so với đàn gà và vịt với 9,8% ở quy mô chăn nuôi từ 200 – 500 con và 2,4% ở quy mô trên 500 con.
Trên thực tế bệnh cúm gia cầm ở tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ xuất huện bệnh cúm trên đàn vịt và ngan nuôi ở quy mô dưới 200 con cao hơn so với trên đàn gà và so với quy mô chăn nuôi từ 200 – 500 con và trên 500 con nhưng theo Phạm Sỹ Lăng (2005) [16] thì tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở đàn có từ 200 – 5.000 con và giảm dần ở quy mô nuôi trên 5.000 con mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh theo loài là khác nhau, trong khi ở đàn gà có 1.242 đàn mắc bệnh thì ở vịt chỉ có 51 đàn và ngan 41 đàn. Như vậy cùng với việc được coi là loài mang trùng quan trọng của virus cúm (Wedster và cộng sự, 1992) [51] thì đây chính là nguy cơ tiềm tàng và có thể bùng phát dịch cúm gia cầm bất kỳ lúc nào khi hội tụ đủ các điều kiện ở Thái Nguyên.
Qua 4 lần xuất hiện ở Thái Nguyên (từ ngày 27/1/2004 - 15/2/2008), đến nay dịch cúm đã làm chết và tiêu huỷ 190.775 con gia cầm các loại và 13.760 quả trứng thuộc 1.334 đàn gia cầm của 1.269 lượt hộ, 58 lượt xã phường ở 13 lượt huyện, thành, thị có dịch.
Như vậy đã có ít nhất 64 hộ nuôi cả ngan và gà hoặc cả vịt và ngan hoặc gà và vịt hoặc là cả ba loài. Có thể nhận thấy rằng đợt dịch đầu tiên vào năm 2004 cũng vào thời điểm mà dịch lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta, nên ngay cả các ngành chức năng cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống, bao vây và dập tắt dịch bệnh do đó dịch đã bùng phát và lây lan ở phạm vi rất rộng, làm chết và tiêu huỷ hàng chục triệu con gia cầm, gây thiệt hại một cách to lớn cho người chăn nuôi, riêng tỉnh Thái Nguyên đã có 172.288 con gia cầm chết và tiêu huỷ bằng 0,4% cả nước trong đợt dịch này và bằng 3,85% tổng đàn gia cầm của tỉnh. Gây hoang mang lo lắng cho cộng đồng về khả năng lây nhiễm dịch cúm A - H5N1 sang người. Cũng từ đợt dịch này, việc thực hiện công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc được thực hiện thường xuyên và ở quy mô rộng lớn nhất từ trước đến nay, không chỉ ở những địa phương có dịch nên sang năm 2005, do thực hiện tốt và hiệu quả công tác tiêm phòng và trên thực tế đàn gia cầm cũng giảm đi nên ở tỉnh Thái Nguyên, dịch chỉ xuất hiện với quy mô nhỏ và nhanh chóng được dập tắt.
Năm 2006 dịch cúm gia cầm không xuất hiện trở lại. Sau hơn một năm không xuất hiện thì ngày 23/8/2007 dịch cúm gia cầm lại xuất hiện tại tỉnh Thái Nguyên nhưng chỉ ở một hộ chăn nuôi. Đây cũng là năm mà ngành chăn nuôi gia cầm của Thái Nguyên đang được khôi phục, đặc biệt là việc chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự do nên năm 2008, ngay những ngày đầu dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại ở Thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên. Nếu không khống chế và dập dịch được kịp thời thì đây sẽ là nguy cơ không chỉ cho gia cầm mà cho cả con người vì chính việc sử dụng vaccin
phòng cúm cho gia cầm lại làm tăng khả năng xuất hiện đại dịch ở người (Tô Long Thành, 2004) [24].
3.2.2. Sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm của tỉnh Thái Nguyên
Theo khuyến cáo của OIE, sau một thời gian sử dụng vaccine phòng cúm, khi kiểm tra nếu không thấy có sự lưu hành virus trên đàn gia cầm và trong môi trường thì có thể ngừng sử dụng vaccine. Vì vậy, tháng 5 năm 2007, trước thời gian tiêm phòng chúng tôi đã tiến hành kiểm tra sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm ở Thái Nguyên để đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
Bảng 3.14. TỶ LỆ PHÁT HIỆN HUYẾT THANH CÓ KHÁNG THỂ H5
Ở GIA CẦM CHƢA TIÊM PHÕNG THEO ĐÀN VÀ THEO CÁ THỂ Loại gia
cầm
Theo đàn Theo cá thể
Số đàn kiểm tra (+) (%) Số cá thể kiểm tra (+) (%)
Gà 43 4 9,3 602 52 8,6
Vịt 8 1 12,5 112 12 10,7
Ngan 8 2 25,0 112 24 21,4
Tính chung 59 7 11,9 826 88 10,7
Đối với gà, kiểm tra huyết thanh 43 đàn chưa được tiêm vaccin phòng cúm H5N1, có 4 đàn phát hiện thấy kháng thể cúm H5 bằng 9,3%, thấp hơn so với kiểm tra ở vịt với 1 đàn có kháng thể trong 8 đàn kiểm tra bằng 12,5%. Cao nhất là ở ngan với 2 đàn có kháng thể cúm H5 trong 8 đàn kiểm tra bằng 25%. Tổng số kiểm tra 59 đàn đã có 7 đàn bằng 11,9% có kháng thể cúm H5 trong huyết thanh. Đối với 59 đàn gia cầm này, mỗi đàn chúng tôi kiểm tra 14 cá thể, tổng số cá thể kiểm tra là 826 con, đã có 88 con có kháng thể cúm H5 trong huyết thanh bằng 10,7%. Trong đó kiểm tra 602 con gà thì đã có 52 con dương tính với kháng thể cúm H5 bằng 8,6%, có 12 trong 112 con vịt có
kháng thể cúm bằng 10,7%, có 24 trong 112 con ngan chưa tiêm phòng có kháng thể cúm H5 bằng 21,4%.
Đây chính là tỷ lệ nói lên đã có sự lưu hành virus trong đàn gia cầm (Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 2005) [10], (Trương Văn Dung và cộng sự, 2005) [9] của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên những tỷ lệ này (theo mẫu và theo đàn) không mang tính tuyệt đối và không phản ánh đúng tỷ lệ nhiễm virus nhưng nó gián tiếp khẳng định rằng có sự lưu hành virus trên đàn gia cầm và trong tự nhiên (Nguyễn Tiến Dũng, 2006) [12] vì một số gia cầm khi nhiễm virus sẽ bị tiêu diệt và một số gia cầm khác khi đã sản sinh ra kháng thể không hẳn đã còn sự lưu hành virus trong cơ thể.
Như vậy tỷ lệ dương tính ở đàn ngan là cao nhất do đàn ngan ở Thái Nguyên vẫn chưa được tiêm vaccin phòng cúm gia cầm nên có tỷ lệ nhiễm cao hơn các loài khác.
Bảng 3.15. TỶ LỆ PHÁT HIỆN KHÁNG THỂ CÖM H5 Ở CÁ THỂ
GIA CẦM THEO PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI Loại gia cầm Nhốt Bán chăn thả Chăn thả Cá thể kiểm tra (+) (%) Cá thể kiểm tra (+) (%) Cá thể kiểm tra (+) (%) Gà 126 0 0 224 14 6,3 252 38 15,1 Vịt 70 0 0 42 12 28,6 - - - Ngan 56 11 19,6 56 13 23,2 - - - Tính chung 252 11 4,4 322 39 12,1 252 38 15,1
Kiểm tra 252 mẫu ở gia cầm nuôi theo phương thức nuôi nhốt có 11 mẫu dương tính với kháng thể cúm H5 bằng 4,4%. Ở phương thức bán chăn thả kiểm tra 322 mẫu có 39 mẫu dương tính bằng 12,1%. Đối với phương thức chăn thả tự do thì hiện nay tại Thái Nguyên ở vịt và ngan phương thức chăn
nuôi này hầu như không còn phổ biến nên chúng tôi chỉ kiểm tra ở gà. Kết quả kiểm tra ở gà cho thấy, đã có 38 trong 252 mẫu dương tính bằng 15,1%. Tỷ lệ phát hiện dương tính cao nhất là ở ngan với 24 mẫu trong 112 mẫu kiểm tra bằng 21,4%, trong đó nuôi nhốt có 11 mẫu dương tính trong 56 mẫu kiểm tra bằng 19,6% và nuôi bán chăn thả là 13/56 mẫu kiểm tra bằng 23,2%. Thấp nhất là ở gà với 52 mẫu trong 602 mẫu kiểm tra bằng 8,6%, trong đó nuôi chăn thả có 38/252 mẫu kiểm tra bằng 15,1% và nuôi bán chăn thả có 14/224