Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của giống gà Sasso

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà sasso thương phẩm nuôi tại thái nguyên (Trang 38 - 40)

Gà Sasso do hãng Sasso (Selection Avicole de La sarthe et du Sud Ouset) của Pháp tạo ra. Mục tiêu của hãng là nhân giống, chọn lọc, lai tạo và cung cấp các tổ hợp lai gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh thả vƣờn. Gà Sasso có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức đề kháng tốt, chất lƣợng thịt thơm ngon, giữ đƣợc hƣơng vị vốn có của các dòng gà địa phƣơng.

Hiện nay hãng đƣa ra 18 dòng gà giống với mục đích sử dụng khác nhau: Dòng nặng cân hay nhẹ cân; lông đỏ, đen, xám hoặc trắng; da vàng hoặc trắng, chân đen; xám hoặc vàng; trụi cổ hay có lông cổ. Các dòng đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ dòng ông là X44 và X44N, T55 và T55N, T77 và T77N, T88 và T88N, X40. Về dòng mái, hãng Sasso có 6 dòng nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng:

Lùn hoặc chắc khoẻ, nặng cân hay nhẹ cân, tự phân biệt giới tính hay không phân biệt giới tính. Trong đó có 2 dòng đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ dòng bà hiện nay là 2 dòng mái SA31 và SA51 (Sasso, France, 2002 [92])

Gà Sasso đƣợc ƣa chuộng tại hơn 30 nƣớc trên thế giới, trong đó đƣợc nuôi nhiều nhất ở Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ, Nhật, Malayxia và gà SA31 đã đƣợc nhập vào nƣớc ta từ 4 năm trở lại đây. Ở Việt Nam, xí nghiệp gà giống thịt dòng thuần Tam Đảo – Vĩnh Phúc và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập dòng ông bà và bố mẹ SA31L để tạo ra gà thịt từ Công ty Sasso của Pháp năm 2002.

Gà SA31 đƣợc hãng Sasso chọn tạo vào năm 1985, để sản xuất gà Broiler nuôi bán công nghiệp. Có 3 loại gà SA31: Bình thƣờng, nặng cân, mini (lùn). Gà SA31 có lông màu đỏ hoặc nâu đỏ, có sức chịu đựng cao với môi trƣờng khắc nghiệt, thích nghi với môi trƣờng nhiệt đới nóng ẩm. Do gà SA31 mang gen lặn hoàn toàn về màu sắc lông, nên toàn bộ số gà lông màu broiler sản xuất ra đều mang đặc điểm ngoại hình của dòng bố (về màu chân, màu lông, có lông cổ hay không có lông cổ).

Gà Sasso bƣớc đầu nuôi thử nghiệm ở Việt Nam đã cho kết quả rất khả quan, đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tốc độ sinh trƣởng cũng nhƣ khả năng thích nghi chống đỡ bệnh tật và đặc biệt đƣợc thị trƣờng Việt Nam chấp nhận. Trong tƣơng lai đây sẽ là giống gà đƣợc nuôi phổ biến ở Việt Nam.

* Sơ đồ lai tạo của giống gà Sasso thƣơng phẩm ABCD:

Gà ông bà: Dòng A Dòng B Dòng C Dòng D

Gàbố mẹ: Trống AB Mái CD

Gà thƣơng phẩm: ABCD (Trống+Mái)

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà sasso thương phẩm nuôi tại thái nguyên (Trang 38 - 40)