KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà sasso thương phẩm nuôi tại thái nguyên (Trang 48 - 50)

- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Khả năng sinh trƣởng

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổ

3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng cần đƣợc quan tâm đầu tiên, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dƣỡng, vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết đƣợc tiềm năng di truyền. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 3.1.

Số liệu bảng 3.1 cho thấy: Gà ở tất cả các lô thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống đạt khá cao, tuy nhiên trong các mùa vụ và các phƣơng thức nuôi khác nhau thì khả năng thích nghi của gà Sasso thƣơng phẩm cũng có sự khác nhau:

- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 9 tuần tuổi tính chung cho vụ Xuân - Hè là 96,44% và vụ Thu - Đông là 97,55%. Nhƣ vậy, gà thí nghiệm có khả năng thích nghi tốt ở cả 2 mùa vụ. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm sau 9 tuần tuổi tính chung cho phƣơng thức nuôi nhốt là 96,89%; phƣơng thức bán nuôi nhốt là 97,11%. Vậy ở đây gà Sasso thƣơng phẩm nuôi trong phƣơng thức bán nuôi nhốt có tỷ lệ nuôi sống cao hơn trong phƣơng thức nuôi nhốt.

- So sánh tỷ lệ nuôi sống của các lô thí nghiệm qua 3 lần nuôi cho thấy: Lô thí nghiệm nuôi nhốt vụ Thu - Đông cho kết quả cao nhất , tiếp đến là lô bán nuôi nhốt vụ Thu - Đông, lô bán nuôi nhốt vụ Xuân - Hè và cuối cùng là lô nuôi nhốt vụ Xuân Hè, với kết quả lần lƣợt nhƣ sau: 97,78%, 97,33%, 96,89% và 96,00%. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống còn cho thấy vụ Thu - Đông có tỷ lệ nuôi sống cao hơn khoảng 1% (96% so với 97%) so với vụ Xuân - Hè.

Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (n=3 đàn)

Đơn vị: %

Tuần Tuổi

Vụ Xuân - Hè Vụ Thu - Đông

Nuôi nhốt Bán nuôi nhốt Nuôi nhốt Bán nuôi nhốt

X X X X 1 97,78 98,22 98,67 98,67 2 97,78 97,78 98,67 98,67 3 97,78 97,78 98,67 98,67 4 97,33 97,33 98,22 97,78 5 97,33 97,33 98,22 97,33 6 96,89 97,33 98,22 97,33 7 96,00 96,89 97,78 97,33 8 96,00 96,89 97,78 97,33 9 96,00 96,89 97,78 97,33 So sánh tỷ lệ nuôi sống cộng dồn đến 9 tuần Theo mùa vụ và Phƣơng thức nuôi

TB Theo mùa vụ TB Theo phƣơng thức nuôi Xuân - Hè Thu - Đông Nhốt Bán nuôi nhốt

96,44 97,55 96,89 97,11

Theo chúng tôi có thể là do thời tiết vụ Xuân - Hè có mƣa phùn, ẩm độ cao nên gà chết nhiều hơn vụ Thu - Đông. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Thực, 2006 [52] trên đàn gà Sasso bố mẹ (96,44% so với 93% ở vụ Xuân - Hè và 97,55% so với 95% ở vụ Thu - Đông). Tuy nhiên, nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân, 2002 [57] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 1,56% ở vụ Xuân - Hè (96,44% so với 98%) và 1,29% ở vụ Thu - Đông (97,11% so với 99%).

So với kết quả nuôi gà Sasso vụ Xuân – Hè và vụ Thu – Đông của Trần Thanh Vân và cộng sự , 2007 [59] có tỷ lệ nuôi sống là (95 - 96% và 97 - 98%) thì kết quả của chúng tôi là tƣơng đƣơng.

Qua các thí nghiệm trên chúng tôi nhận thấy rằng gà thƣờng bị chết ở các giai đoạn đầu (nhất là tuần 1), ở các tuần cuối của thí nghiệm thì tỷ lệ nuôi sống ổn định hơn. Theo chúng tôi, lí do là ở giai đoạn đầu gà còn yếu do vận chuyển đƣờng dài và còn non sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh tật, chức năng điều hoà

thân nhiệt chƣa cao nên đã ảnh hƣởng đến khả năng chống đỡ bệnh tật và các điều kiện môi trƣờng bất lợi.

Để đạt đƣợc tỷ lệ nuôi sống cao nhƣ vậy, theo chúng tôi, bên cạnh việc chăm sóc nuôi dƣỡng, vệ sinh thú y, giữ cho chuồng trại và nơi chăn thả luôn khô ráo, sạch sẽ thì việc phòng trị bệnh cho gà (nhất là bệnh Cầu trùng, vì đây là bệnh phổ biến của gà) có ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống.

Qua đây ta có thể khẳng định gà thƣơng phẩm Sasso thích nghi với cả phƣơng thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt trong điều kiện Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Điều này cũng cho thấy gà thƣơng phẩm Sasso hoàn toàn có thể triển khai rộng vào các nông hộ để nuôi đại trà và cũng khẳng định quy trình nuôi dƣỡng và chăm sóc là khá phù hợp. Đây là cơ sở để phát triển giống gà này trong nông hộ, vì nó có thể nuôi ở cả 2 mùa vụ, đặc biệt là phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nƣớc ta hiện nay chủ yếu vẫn là bán nuôi nhốt.

* Tình hình bệnh tật của gà trong quá trình làm thí nghiệm

Theo dõi thƣờng xuyên đàn gà thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy gà thí nghiệm không mắc các bệnh truyền nhiễm. Với sự theo dõi chặt chẽ triệu chứng và mổ khám gà chết chúng tôi thấy gà chủ yếu mắc các bệnh:

- Bệnh Cầu trùng: bệnh này là bệnh phổ biến ở gà, gà thí nghiệm mắc rải rác ở các tuần tuổi, song mắc nhiều và nặng nhất vào 3 – 4 tuần tuổi, phòng và trị bệnh bằng thuốc Regercoccin & Bcomplex có hiệu quả tốt.

- Bệnh CRD, E. Coli ở thể nhẹ ở giai đoạn 2 – 3 tuần tuổi. Thực tế trong suốt quá trình thí nghiệm chúng tôi đã dùng liều phòng với các bệnh nói trên, nhƣng một số gà sức đề kháng kém nên vẫn bị cảm nhiễm bệnh tật. Khi phát hiện gà bệnh, chúng tôi đã tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc Docicip 20% & Bcomplex cho kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà sasso thương phẩm nuôi tại thái nguyên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)