- Nguyên tắc:
4.2. Chất lượng của các loài cây cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu:
Tại mỗi điểm nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập, phân loại và phân tích những loài cỏ chính có giá trị chăn nuôi, ngoài các điểm nghiên cứu chúng tôi cũng đã thu thập, thống kê những cây cỏ mà gia súc ăn được.
Những loài trong đồng cỏ vùng Hà Hiệu có giá trị chăn thả khá tốt, theo thành phần loài thì trên 95% là thuộc nhóm Hoà thảo. Trong đồng cỏ còn tồn tại một số loài cây bụi và cây Thuộc thảo khác, nhưng tỷ lệ không lớn và phần lớn những loài
này gia súc cũng ăn được. Tuy nhiên giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi nhiều theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với các điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật, với chiều cao thảm cỏ cùng các hình thức tác động của con người vào thảm cỏ. Một số loài giá trị chăn thả thay đổi không lớn trong suốt cả thời kỳ sinh trưởng như loài Chuối (Musa poradisiaca), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata) ... Một số loài khác thì giá trị chăn thả giảm dần theo thời gian như Lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis), Ruối (Streblus asper) ... ở những loài này thì phần trăm chất xơ trong lá và trong thân tăng dần lên. Có nhiều loài ở giai đoạn còn non giá trị chăn thả tương đối tốt nhưng trong quá trình phát triển cỏ già đi, giá trị chăn thả giảm rất nhanh. Khi già các cây cỏ này có lá và thân rất cứng, sắc, đặc biệt khi ra hoa gia súc hầu như không ăn như Lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima). Trong điều kiện chăn thả thường xuyên thường dẫn đến việc tăng tỷ lệ cây hạn sinh, vì thế làm giảm mạnh giá trị chăn thả của đồng cỏ.
Giá trị dinh dưỡng của các loài cỏ có quan hệ mật thiết với thành phần hoá học của nó, và hàm lượng của các chất chứa trong chúng; đó là những chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của động vật, cũng như sự thiếu hụt của các chất đó sẽ có hại đến đời sống của động vật. Với mục đích đó chúng tôi đã phân tích một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của 14 loài cỏ chính trong các thảm cỏ tự nhiên ở xã Hà Hiệu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10:
Qua số liệu trong bảng 4.10 cho thấy:
- Vật chất khô (Đơn vị tính là % trong trạng thái mẫu ban đầu) của cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) chiếm tỉ lệ cao nhất (51%), tiếp đến là cây Bùm bụp (Mallotus luchenensis) (49,25%), còn đối với các cây cỏ còn lại như Lau (Saccharum arundinaceum), Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Chè vè (Miscanthus floridulus), … dao động từ 24,26% đến 45,7% và thấp nhất là cây Chuối (Musa poradisiaca) 12,02%. Từ số liệu ở bảng 4.10, chúng tôi thấy vật chất
khô trong các cây cỏ tự nhiên có sự chênh lệch rất lớn (từ 12,02 đến 51%), riêng Hoà thảo từ 24,26 đến 51%.
Bảng 4.10: Các loài cây cỏ tự nhiên có giá trị chăn nuôi
Stt Tên loài Tên Việt Nam Trọng lượng tươi (g/m2) VCK (%) Hàm lượng nước (%) Prôtêin TS (%) Đường TS (%) Chất Xơ TS (%)
1 Acroceras munroanum Cỏ lá tre lá nhỏ 64.60 51.00 49.00 7.66 0.78 19.76
2 Centotheca lappacea Cỏ lá tre lá to 61.50 41.69 58.31 4.82 1.16 12.57
3 Cynodon dactylon Cỏ Gà 121.00 38.90 61.10 3.64 0.58 14.01
4 Chrysopogon aciculatus Cỏ May 42.60 31.06 68.94 3.51 0.38 10.32
5 Mallotus luchenensis Cây bùm bụp 99.50 49.25 50.75 5.90 2.20 16.97
6 Miscanthus floridulus Lá chè vè 131.50 45.70 54.30 2.73 1.34 22.69
7 Musa poradisiaca L. Thân chuối 1200.00 12.02 87.98 0.64 0.15 4.37
8 Hedyotis multiglomerulata Cỏ lạc vừng 62.70 34.27 65.73 5.25 1.44 11.73
9 Paspalum conjugatum Cỏ mật 89.50 25.61 74.39 2.23 0.66 8.07
10 Paspalum scrobiculatum Cỏ đắng 88.00 30.29 69.71 2.27 0.69 8.76
11 Saccharum arundinaceum Lau 151.40 40.06 59.94 2.48 0.46 15.94
12 Streblus asper Lá ruối 65.70 38.53 61.47 6.71 0.86 15.11
13 Thysanolaena maxima Chít 130.70 36.45 63.55 5.54 0.71 10.28
14 Oplismenus compositus 191.50 24.26 75.74 2.77 0.29 9.96
- Qua số liệu về vật chất khô, chúng ta có thể thấy hàm lượng nước của các loài cây thức ăn gia súc phụ thuộc vào thành phần loài cụ thể (như chuối 87,98%), phụ thuộc vào môi trường sống (đa số các loài cỏ trong đồng cỏ đều từ 49% trở lên) và phụ thuộc vào dạng sống của cây (như cỏ lá tre có thân dài nên tỷ lệ nước thấp).
- Lượng Prôtêin là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của cỏ. Đối với hàm lượng prôtêin tổng số của các cây cỏ tự nhiên sau khi phân tích chúng tôi nhận thấy Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) chiếm tỉ lệ cao nhất 7,66%, tiếp đến là cây Ruối (Streblus asper) 6,71%; Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Chít (Thysanolaena maxima), Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata) có hàm lượng prôtêin tổng số dao động từ 4,8 đến 5,9 %, thấp nhất là cây Chuối (Musa poradisiaca) 0,64%. Các cây cỏ còn lại có
- Hàm lượng đường tổng số của các mẫu cỏ trên nhìn chung là thấp; Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis) có hàm lượng đường cao nhất cũng chỉ đạt 2,2%, Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata) có tỉ lệ đường từ 1,1 đến 1,4%, còn lại các cây cỏ khác dao động từ 0,15 đến 0,86%. Tóm lại, hàm lượng đường của các cây cỏ tự nhiên là thấp.
- Từ tỉ lệ chất xơ trong các mẫu phân tích từ bảng 4.10 cho thấy Chè vè (Miscanthus floridulus) có tỉ lệ cao nhất 22,69%, Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) tuy có hàm lượng prôtêin cao nhưng tỉ lệ chất xơ cũng khá cao 19,76%, thấp nhất là Chuối (Musa poradisiaca) có tỉ lệ là 4,37%, còn các cây cỏ như Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Ruối (Streblus asper), Lau (Saccharum arundinaceum), Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis) hàm lượng chất xơ dao động từ 8 đến 17%.
Nhìn chung, các cây cỏ tự nhiên có hàm lượng nước thấp, hàm lượng prôtêin khá cao, tỉ lệ chất xơ cũng thuộc loại cao, lượng đường thuộc loại trung bình, ở trạng thái non có thể khai thác làm thức ăn cho gia súc.