Tình hình sử dụng hiện nay, khả năng và xu hướng phát triển.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn (Trang 99 - 103)

- Nguyên tắc:

4.4. Tình hình sử dụng hiện nay, khả năng và xu hướng phát triển.

Hiện nay, cây trồng hàng năm của xã Hà Hiệu là Lúa, Ngô, Sắn, ngoài ra có trồng thêm Lạc, Đỗ tương, Đỗ xanh nhưng diện tích không lớn. Lúa được trồng ở những nơi đất tốt hay trung bình có độ dốc dưới 150, nếu có nguồn nước quanh năm thì trồng hai vụ, nếu chỉ có trong mùa hè thì trồng một vụ Lúa và một vụ Ngô, có nơi chỉ trồng một vụ Lúa; những vùng không có nước quanh năm nếu là vùng thấp, đất khá tốt thì trồng 2 vụ Ngô, đất kém hơn trồng một vụ Ngô hoặc bỏ hoá quanh năm, một số nơi trồng Lạc, Đỗ tương, Đỗ xanh. Sắn trồng trên đất dốc trên dưới 150, thiếu nước. Lúa nương và Ngô nương cũng trồng trên đất dốc trên dưới 150, đất tốt, độ ẩm khá cao.

Hiệu quả kinh tế đem lại: Với loại đất bằng, thấp và trồng 2 vụ Lúa có thể đạt 10 tấn/ha, tương đương 30 triệu đồng. Vùng trồng 2 vụ Lúa, đất dốc dưới 150

thường đạt khoảng 7 tấn/ha, trị giá khoảng 20 triệu. Vùng trồng 2 vụ Ngô cũng đạt khoảng 7 đến 8 tấn/ha, tính thành tiền khoảng 20 triệu đồng. Vùng trồng 1 vụ Ngô đạt khoảng 10 đến 12 triệu đồng. Lúa, Ngô và Sắn trên nương giá trị đem lại dưới 10 triệu đồng/ha.

Với thực tế trên, chúng tôi thấy cần có sự xem xét lại thực trạng của từng vùng và có sự điều chỉnh về cơ cấu cây trồng và cả phương hướng sản xuất để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong tình hình hiện nay với bình quân lương thực rất cao (1,14 tấn/người) thì những vùng trồng Lúa có năng suất trên 10 tấn/ha trở lên vẫn tiếp tục trồng Lúa, song có thể phải xem xét thời vụ để có thể còn trồng thêm 1 vụ cây ngắn ngày khác. Tất cả những vùng trồng Ngô, trồng 1 vụ Lúa nên chuyển sang trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi.

Năm 2006, toàn xã Hà Hiệu có 1948 con trâu, bò và hơn 350 con dê. Số trâu bò đang khai thác các bãi cỏ tự nhiên trong xã, tuy nhiên hiện nay xã không có một vùng đồng cỏ đáng kể nào, mà với số lượng gia súc trên để nuôi tốt mỗi ngày cần trên 60 tấn cỏ và một năm cần khoảng 22.000 tấn cỏ.

Trong xã hiện có 3 nhóm tiểu vùng sinh thái được sử dụng làm bãi chăn thả, đó là: Nhóm 1 gồm soi bãi ven sông suối, đường làng thuộc loại đất bỏ hoá, qua điều tra chúng tôi thấy năng suất cỏ tươi dao động từ 1,42 đến 1,85 tấn/ha; nhóm 2 gồm sườn núi, đồi gò, chân đồi có thảm cỏ lẫn cây bụi, năng suất từ 0,45 đến 0,73 tấn/ha; nhóm 3 là các thảm cỏ thưa thớt dưới rừng trồng hay rừng phục hồi tự nhiên, năng suất từ 0,67 đến 1,32 tấn/ha. Năng suất cỏ của nhóm 2 và nhóm 3 rất thấp. Thảm cỏ nhóm 1 và nhóm 2, cỏ thường cao dưới 7cm, nhóm 3 cỏ có thể cao hơn nhưng là lớp cỏ dưới tán rừng nên rất thưa. Với năng suất như trên mỗi con trâu hoặc bò cần 3 ha đất có cỏ mới đủ nuôi và cả đàn cần tới gần 5.000 ha, trong khi đó tổng diện tích của xã là 4006,66 ha. Thực tế đàn gia súc ở xã Hà Hiệu đang khai thác với diện tích không đến 1.000 ha, nên rất thiếu thức ăn.

Hiện nay trong xã đã có một số gia đình trồng cỏ nhưng diện tích rất nhỏ và khai thác không đúng quy trình, do tình hình trên nên gia súc rất chậm lớn, vài năm mới có thể xuất chuồng. Về mặt thành phần loài cây làm thức ăn cho gia súc thì khá

nhiều (có tới 30 loài), trong đó cây Hoà thảo có tới 20 loài, nhưng đều là cây cỏ thấp mọc bò, có thân rút ngắn nên năng suất thấp.

Về mặt chất lượng, qua số liệu phân tích của chúng tôi ở trên, cỏ tự nhiên có ở xã thuộc loại trung bình và tốt, lượng prôtêin và đường cao hơn cỏ Voi và ngang cỏ Jumbô trồng tại xã, xong tỉ lệ chất xơ cũng cao hơn.

Thực tế cho thấy nhân dân trong xã lâu nay vẫn coi chăn nuôi như một việc làm thêm, không có sự đầu tư thoả đáng cho nó, kết quả đem lại cũng rất thấp, đã đến lúc cần phải suy nghĩ lại, cần phải học hỏi kinh nghiệm và tạo ra thói quen sống bằng nghề chăn nuôi.

Để khai thác tài nguyên đất có hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập của mỗi gia đình và an toàn về mặt sinh thái môi trường thì cần có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất của toàn xã, cần có sự bố trí hợp lý cây trồng ở các tiểu vùng sinh thái của từng gia đình.

Như chúng ta đã biết, chăn nuôi là một nghề phức tạp, trong quy trình sản xuất nó gồm 2 phần là trồng cỏ và chăn nuôi. Người dân Việt Nam nói chung chưa có thói quen và kinh nghiệm về chăn nuôi, chưa có quy trình chăn nuôi hợp lý, chất lượng giống kém, điều kiện tự nhiên cũng không thật tốt cho phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, bệnh tật nhiều, hệ số hô hấp cao nhất là với bò, nhưng ở nước ta có ưu điểm là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép tạo đồng cỏ có năng suất rất cao, gấp nhiều lần vùng ôn đới, cỏ có thể sinh trưởng quanh năm nếu có bón tưới đầy đủ. Với xã Hà Hiệu, ngoài những khó khăn chung còn có khó khăn riêng như đất đai ít, gồm nhiều mảnh phân tán, người dân vẫn có thói quen thả dông trâu bò trong mùa động, đặc biệt thiếu vốn đầu tư ban đầu, chưa có thói quen sản xuất hàng hoá, ...

Để xây dựng mô hình chăn nuôi, cần bàn qua mô hình kinh tế gia đình (chỉ đề cập đến phần ruộng đất). Theo thống kê về diện tích đất trồng Lúa 2 vụ thì toàn xã có khoảng 760 m2/người, nghĩa là vẫn đạt trên 7 tạ thóc/người/năm. Qua điều tra 11 hộ gia đình trong xã chúng tôi thấy tổng diện tích đất trồng Lúa ở từng gia đình có khác nhau, có gia đình chỉ đạt trên 300 m2/người, có gia đình có thể đạt tới 2.000 m2/người. Nhưng dù ở mức thấp nhất vẫn đạt trên 3 tạ thóc/người và vẫn an toàn về

lương thực. Vì vậy, mỗi gia đình đều có thể thực hiện một mô hình chăn nuôi. Để thực hiện được mô hình chăn nuôi, theo chúng tôi mỗi gia đình phải có ít nhất 5.000 m2 đất trồng cỏ. Với diện tích này có thể nuôi từ 6 đến 7 con bò trưởng thành (nếu là bò con thì tính 2 con là một). Nếu 2 hay 3 gia đình liên kết lại cùng làm thì hiệu quả sử dụng đồng cỏ sẽ tốt hơn. Với diên tích 5.000 m2 đất trồng cỏ sẽ đạt năng suất khoảng 60 tấn/năm. Nếu mỗi ngày một con ăn 30 kg cỏ thì số cỏ trồng nuôi được 7 con trong 275 ngày, còn 90 ngày không có cỏ thì dùng rơm để bổ sung và trồng Ngô làm vụ thứ 3 trên đất trồng Lúa, dự kiến sẽ thu trên 40 tấn/ha. Nếu gia đình có khoảng 2.500 đến 3.000 m2 trồng Lúa sẽ đủ nuôi trong khoảng 100 ngày (thân lá ngô và rơm phụ thêm khoảng 5 kg/ngày/con). Theo con số lý thuyết, với điều kiện đầy đủ thức ăn như trên và được chăm sóc tốt, mỗi ngày một con bò sẽ tăng 0,5 kg (cân hơi). Cả đàn gia súc trong một năm cho tăng trên 1.260 kg, tức khoảng 31 triệu đồng/gia đình. Với 5.000 m2 cỏ trồng được chăm sóc đúng quy trình vẫn có thể cắt 2 lần trong 5 tháng mùa khô, năng suất có thể đạt khoảng 15 tấn, đủ nuôi mỗi con 15 kg/ngày trong 3 tháng.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)