Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch (Trang 46 - 51)

- Về địa bàn đầu tư:

1.3.1.2 Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch.

Bên cạnh những kết quả trên thì việc đầu tư vào ngành du lịch còn nhiều hạn chế nhất định. Yếu kém chung của ngành là còn thiếu sức cạnh

tranh nhất là cạnh tranh quốc tế du hạn chế về trình độ khai thác tài nguyên, về môi trường du lịch, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ xúc tiến đầu tư du lịch, về trình độ nguồn nhân lực, về kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là về thiếu vốn đầu tư phát triển du lịch.

Cơ cầu đầu tư còn nhiều bất cập

Thực trạng đầu tư cho thấy, phần lớn vốn đầu tư cho du lịch tập trung đầu tư vào cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng,trong khi đó nhu cầu của khách vào dịch vụ bổ sung ngày càng cao. Theo cơ cấu chi tiêu cho khách du lịch cho thấy rằng vấn đề chi tiêu cho dịch vụ lưu trú ăn uống ngày môt giảm, trong khi đó nhu cầu vui chơi giải trí đi thăm quan.. Theo số liệu thống kê lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam chỉ là 10% -15%, nghĩa là cứ 10 khách du lịch đến Việt Nam thì chỉ có 1- 2 người quay trở lại. Lý do là vì họ không hài lòng về dịch vụ phục vụ bổ sung đi kèm. Như vậy, nếu tăng cường đầu tư vào dịch vụ bổ sung thì sẽ có một thị trường tương đối lớn của du khách quốc tế.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng có nhiều bấp cập, nhiều công trình còn đầu tư kéo dài, không hoàn thành đúng tiến độ dự án vì công trình không cân đối đủ nguồn vốn (Ngân sách nhà nước chỉ chi một phần, địa phương không thể tự cân đối ngân sách được). Ngoài ra mức vốn ngân sách Nhà nước hàng năm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng còn bị động, nhỏ giọt so với mức vốn yêu cầu. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn dàn trải, kéo dài thời gian hoàn thành dự án, tăng khối nợ đối với các dự án chuyển tiếp và ảnh hưởng tới phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo mục tiêu nhằm tạo tính liên hoàn, liên kết giữa các vùng.

Như vây, việc chỉ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh du lịch mà không chú trong đầu tư những hạng mục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

du khách đang là một vấn đề bất cập đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp khắc phục về cơ chế đầu tư này. Bên cạnh đó cấn phải có những giải pháp cụ thể để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.

Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ nên sức cạnh tranh chưa cao

Nói chung quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay còn rất nhỏ, khó khăn về tài chính và non yếu về kinh nghiệm quản lý, điều hành. Do đó các doanh nghiệp chưa chủ động đặt đại diện ở nước ngoài để thu gom nguồn khách du lịch cho đất nước.

Hoạt động quảng bá tiếp thị của từng doanh nghiệp thực hiện còn manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp.Hầu như việc xúc tiến quảng bá của doạnh nghiệp tại các hội chợ du lịch ở nước ngoài hay những roadshow do tổng cục du lịch tổ chức là nói đến tiềm năng của doanh nghiệp du lịch chứ không nói đến tiềm năng du lịch của VIệt Nam, vì thế chưa tạo được ấn tượng với du khách và các nhà đầu tư. Hoạt động quảng bá của doanh nghiệp du lịch chưa gây được sự quan tâm các lĩnh vực liên quan đến du lịch như các khách sạn, nhà hàng, các hãng ô tô, nước giải khát, mỹ nghệ…Do đó không tạo được sự gắn kết của nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khiến cho việc quảng bá đơn điêụ và thiếu vốn.

Về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn rất yếu. Tuy một số công ty đã chú ý đầu tư ra thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ , và đã chủ động có những chương trình du lịch mới, tăng cường hơn công tác tiếp thị thế nhưng số lượng khách đi theo những chương trình còn rất thấp, nhiều doanh nghiệp chưa tháo gỡ được khó khăn là triển khai thu hút các khách du lịch nước ngoài mà chủ yếu thực hiện thủ tục các dịch vụ Visa, lưu trú, vận chuyển.Nói chung doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm khai thác thị trường quốc tế.

Với lực lượng lữ hành ngày càng đông, hơn 400 doanh nghiệp quốc tế và hơn 1000 doanh nghiệp lữ hành nội địa, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp còn khốc liệt hơn khi mà hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO và ký hơn 25 cam kết quốc tế về du lịch. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có những biện pháp và các hướng đi mới có hiệu quả hơn.

Thế mạnh của du lịch chưa thực sự được quan tâm, sản phẩm du lịch nói chung là còn nghèo nàn.

Theo sự đánh giá của các chuyên gia về du lịch thì hiện nay chúng ta mới khai thác khoảng 55% tài nguyên văn hoá,60- 80% tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng du lich của nước ta còn rất lớn, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú. Tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta chưa biết tân dụng khai thác phát triển các lợi thế này như : biển, các suối nước nóng, các sản phẩm văn hoá vật thể, phi vật thể... Đặc biệt là du lịch biển, bởi lẽ nước ta có một bờ biển kéo dài từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, thế nhưng cứ nhìn vào bản đồ Việt Nam ta có cảm giác như “hình ảnh của một người nông dân đội nói quay lưng với biển Động rộng lơn”, hầu như du lịch biển nước ta “ thừa hải sản để ăn nhưng thiếu điểm vui chơi giải trí trầm trọng”.

Đối với những tài nguyên đang được đầu tư khai thác thì việc quản lý khai thác cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Việc khai thác các tài nguyên tràn lan, không có đinh hướng cụ thể đã dẫn đến vấn đề lãng phí thất thoát vốn đầu tư.

Một hậu quả của việc chưa quan tâm đúng tới những thế manh du lịch chính là việc tạo ra các sản phẩm du lịch nghèo nàn, các hoạt động vui chơi nhàm chán không thu hút được khách du lịch. Các sản phẩm du lịch như du lịch mua sắm(thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần..), các sự kiện tháng khuyến mãi giảm giá…hay các loại hình dịch vụ chưa bênh (hệ thống các bênh viện, chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, thẩm mỹ viện..) có chất lượng chưa thật tốt, chưa thu hút được chi tiêu của du khách.

Trong những năm gần đây lượng khách đến với Việt Nam tăng nhiều, thành phần đa đạng nhưng độ dài ngày ở vẫn chưa tăng, mức chi tiêu của du khách chưa cao, không tương xứng với mức tăng của lượng khách.Ngoài ra việc khai thác các nguồn lực hệ thống di sản cũng như cảnh quan thiên nhiên chưa đi kèm với việc nâng niu giữ gìn cho muôn đời sau là một dấu hiệu không tốt đối với ngành du lịch. Vì vậy, đòi hỏi phải có một quy hoạch tổng thể đi vào thực tiễn.

Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực ít, cán bộ nhân viên du lịch được đào tạo vẫn chưa theo kịp nhu cầu của sự phát triển.

Vấn đề đầu tư chất lượng nâng cao nguồn nhân lực cho chưa được quan tâm đúng mức, lượng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực là quá ít, hiện nay chỉ có vài dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch là dự án Luxembourg và dự án liên minh châu Âu, còn lại là những nguồn vốn nhỏ lẻ do các tổ chức doanh nghiệp từ đầu tư đào tạo cho nhân viên của mình. Trong khi đó nhu cầu nguồn nhân lực năm 2010 là 1,4 triệu người nên nhu cầu lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần được đào tạo lớn, tuy nhiên việc đánh giá về nhu cầu đầu tư đối với lao động du lịch hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường đào tạo du lịch còn nghèo nàn lạc hậu, nhu cầu phổ cập về du lịch cho công chúng vân chưa được thực hiện rộng khắp.

Hệ thống nhân lực(quản trị điều hành, hướng dẫn viên) vừa thiếu, vừa yếu hiện nay tỷ lệ người có trình độ trên đại học trong lĩnh vực du lịch là 3%,số lượng biết ngoại ngữ chỉ vào khoảng ½ , một con số quá nhỏ cho lĩnh vực đòi hỏi sử dụng nhiều ngoại ngữ. Hàng nghìn sinh viên chuyên ngành du lịch ra trường không bao giờ ký được hợp đôngg lao động với các doanh nghiệp du lịch ngay nếu như doanh nghiệp đó không bỏ chi phí ra đào tạo lại, hầu hết lao động là việc trong lĩnh vực du lịch là sinh viên các trường ngoại

ngữ. Hai yếu tố nhân lực, khai thác nguồn nhân lực đang là yếu tố nổi cộm hiện nay.

Tóm lại, đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch vẫn còn những người chưa cập nhật đủ trình độ phù hợp với tiến bộ xã hội, cần được đào tạo thêm để thích ứng với quá trình hội nhập của đất nước.

Như vây, với những tồn tại trên là những nguyên nhân khiến ngành du lịhc Việt Nam không phát triển như quy luật dự báo, nhiều đinh hướng, chiến lược, kế hoạch đã phải sửa lại. Những khó khăn, bất cậpvề đầu tư nói trên đã và đang là một thách thức, đòi hỏi ngành du lịch phải vượt qua để có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh du lịch ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w