- Về địa bàn đầu tư:
3. Định hướng về đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịchvà nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:
2.3.4. Giải pháp đối với việc đầu tư, khai thác các nguồn lực.
Thực hiện giải pháp về quản lý khu du lịch Nhà nước cần bỏ vốn nghiên cứu ban đầu, có chính sách đầu tư các sản phẩm du lịch, đầu tư các điểm du lịch, các khu du lịch về cơ sở hạ tầng, bến bãi, điện nước…Ngoài ra nên có cơ chế cho vay đầu tư ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hay mua sắm trang thiết bị.
Chúng ta cần tạo thêm nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách bằng cách tập trung đầu tư vào các nguồn lực du lịch được coi là thế mạnh của du lich nước nhà
Trước hết, các di tích lịch sử là thế mạnh của du lịch Việt Nam, hầu như ở bất kỳ một tỉnh, thành phố nào trên đất nước này đều có it nhất là một khu di tích lịch sử thế nhưng hiện nay vẫn chưa được quan tâm thoả đáng hoặc có quan tâm cũng chỉ với mục đích khai thác chứ không hề có ý định tôn tạo. Ngoài ra các tỉnh nên liên kết chặt chẽ các điểm du lịch với nhau để tạo thành một tour liên hoàn với nhiều nét mới lạ ở các vùng miền. Bên cạnh đó cần phải cân bằng giữa việc khai thác các khu di tích lịch sử văn hoá và bảo tồn tôn tạo nó.
Các địa phương phải có kế hoạch cụ thể cho hiện tượng ăn xin, ăn mày, bán hàng rong, tranh giành khách gây mất mỹ quan. Nên có quy định chặt chẽ đối với các phương tiện vận chuyển để đảm bảo an toàn cho khach du lịch. Các phương tiện vận chuyển phải có các thiết bị phụ trợ đi kèm để có thể xử lý khi có sự cố xảy ra.
Đối với các sản phẩm du lịch, cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm không những ở trang thiết bị mà còn cả dịch vụ đi kèm nhằm đảm bảo tính đồng bộ và mang đặc trưng riêng.
Vấn đề giới thiệu sản phẩm đến với du khách là một khâu vô cùng quan trọng. Một sản phẩm có được đón nhận hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Dồn sức cho công tác tuyên truyền sản phẩm, xúc tiến, nghiên cứu biến động của thị trường để kịp thời điều chỉnh là