Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 103 - 109)

2. Cơ sở thực tiễn

2.6.Kết luận chung về thực nghiệm

Trong khoảng thời gian cho phép, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm được bốn tiết học với hai thiết kế giáo án của chúng tôi. Với số lượng giờ thực nghiệm còn hạn chế và địa bàn thực nghiệm chưa thật phong phú như vậy, chưa thể khẳng định hoàn toàn sự thành công của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Tuy vậy, qua việc đối chứng, đề tài nghiên cứu này đã đem lại kết quả khả quan giúp chúng tôi vững tin vào khả năng ứng dụng đề tài vào thực tế dạy học.

Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:

- Đối với giáo viên: Khi tiến hành thực thi giáo án do chúng tôi thiết kế, giáo viên cả hai trường không gặp phải bất kì trở ngại nào. Các yêu cầu mà thiết kế chúng tôi đề ra đều được các giáo viên thực hiện tốt. Thời gian thực hiện mỗi giáo án thiết kế của các giáo viên là đúng 45 phút. Các phần trong bài học được thực hiện theo trình tự, lô gích chặt chẽ làm nổi bật được trọng tâm của từng phần và từng bài học. Đặc biệt, mỗi bài học đã thể hiện được sự vận dụng phương pháp dạy học văn hiện đại, thầy giáo có vai trò điều khiển, hướng dẫn HS khám phá giá trị tác phẩm văn chương và hình thành phương pháp, kĩ năng...

- Đối với HS: Hệ thống lời gợi dẫn dễ hiểu, hợp lí mà chúng tôi đưa ra trong thiết kế đã tạo được không khí sôi nổi trong giờ học. HS luôn tích cực, chủ động khám phá từng đơn vị kiến thức rồi khái quát thành kĩ năng ,phương pháp... Điểm đặc biệt mà thiết kế của chúng tôi đem lại là phần nào đã tạo được hứng thú cho HS khi tiếp nhận hai loại văn bản này.

- Kết quả thể nghiệm: Bảng thống kê kết quả thể nghiệm đã cho thấy rõ số bài làm của HS đạt kết quả tốt tăng lên đáng kể, đồng thời số bài làm của HS bị yếu kém giảm xuống. Đây chính là sự đánh giá khách quan kết quả đề tài chúng tôi đem lại.

Kết quả bước đầu như vậy đã cho thấy tính khả quan của việc ứng dụng đề tài: Dạy học văn bản Tựa và Văn Bia theo đặc trưng thể loại vào thực tế. Tuy nhiên, để phương án dạy học này đem lại kết quả như mong muốn đòi hỏi mỗi GV bộ môn phải nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm...luôn tâm huyết với nghề và linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học.

KẾT LUẬN

Trong cuốn “Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại” của GS. Trần Thanh Đạm có ghi: “Giảng dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giáo dục đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất”.

Như vậy, dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đến được với những giá trị đích thực của hình thức và nội dung tác phẩm văn chương, đồng thời luôn đảm bảo tính giáo dục.Tách rời tác phẩm văn chương khỏi thể loại với nhưng đặc trưng riêng của nó sẽ dẫn tới việc đánh giá thiên lệch về giá trị của tác phẩm.

Luận văn của chúng tôi được thực hiện trên cơ sở của sự nhận thức đúng đắn về việc vận dụng quan điểm trên vào quá trình dạy- học các văn bản văn học nói chung và dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia nói riêng.

1) Vấn đề được nêu ra ở luận văn này là: Dạy học hai văn bản Tựa

Văn bia theo đặc trưng thể loại

Định hướng dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là định hướng dạy học lấy đặc trưng thể loại làm xuất phát điểm để đến với giá trị đích thực về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hai loại văn bản: Tựa

Văn bia thuộc lối văn nghị luận thời trung đại, nó có những nét đặc trưng riêng về hình thức nghệ thuật, quy định nội dung phản ánh. Vì thế, nó đòi hỏi phải được tiếp cận phù hợp với đặc trưng thể loại và cách tổ chức HS chiếm lĩnh bằng những phương pháp phù hợp. Luận văn của chúng tôi có nhiệm vụ giải quyết vấn đề đó.

2) Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề được nêu như sau:

- Xác định cơ sở lí luận của việc dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể

Văn bia theo đặc trưngthể loại. Bao gồm:

+ Những điểm mới trong chương trình và SGK ( Từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009).

+ Đặc trưng thể loại Tựa

+ Đặc trưng thể loại Văn bia

- Xác định cơ sở lí luận của việc dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể

Văn bia theo đặc trưng thể loại:

+ Thực tiễn dạy – học văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” trong SGK Ngữ văn 10.

+ Thực tiễn dạy – học văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia trong SGK Ngữ văn 10.

- Luận văn đã tìm hiểu hầu hết các phươngg án của các nhà sư phạm đề xuất về hai văn bản này( tường thuật trung thành các phương án dạy học văn

bản Tựa “Trích diễm thi tập” và văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia trong

SGK Ngữ văn 10 và nhận xét về các phương án mà các nhà sư phạm đưa ra): + Phương án dạy học Tựa “Trích diễm thi tập” của hoàng Đức Lương trong SGV Ngữ văn10 ( bộ chuẩn và bộ nâng cao).

+ Phương án dạy học Tựa “Trích diễm thi tập” của nhà giáo Phạm Thu Hương

+ Phương án dạy học Tựa “Trích diễm thi tập” của TS . Nguyễn Văn Đường + Phương án dạy học Tựa “Trích diễm thi tập” của TS . Nguyễn Hải Châu + Phương án dạy học văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia trong SGV Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn)

+ Phương án dạy học văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của TS Nguyễn Văn Đường

3) Kết quả từ quá trình “Thực nghiệm sư phạm” đã cho thấy rõ những ưu điểm của phương án dạy học trong luận văn của chúng tôi và tính khả thi của việc vận dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn dạy học.Tuy vậy, luận văn này vẫn có những hạn chế mà chúng tôi chưa khắc phục đựợc: Vì chương trình và SGK mới vừa mới thực thi được hai năm nên việc tìm hiểu tình hình dạy học hai văn bản này chưa thật sự đầy đủ như chúng tôi mong muốn; việc khảo sát khả năng tiếp nhận của thầy – trò ở vùng núi chúng tôi còn hạn chế về nhiều mặt; đề tài chưa có điều kiện tổ chức thực nghiệm được nhiều. Hơn nữa, để những ưu điểm của phương án dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn bia theo đặc trưng thể loại thật sự phát huy hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực vận dụng và mức độ linh hoạt của mỗi GV. Chúng tôi hy vọng rằng, với những kết quả đạt được từ phương án dạy học này, các giáo viên sẽ có được những kinh nghiệm khoa học bổ ích cho việc tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường.

4) Đề tài nghiên cứu của luận văn chúng tôi là đề tài mở: Cách nghiên cứu được thực thi ở luận văn này đối với hai thể loại TựaVăn bia có thể mở rộng để thực hiện với các thể loại khác, vừa mới được đưa vào chương trình (sử kí, bình sử...) . Sau này nếu có điều kiện chúng tôi tiếp tục mở rộng đề tài./.

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGV Ngữ văn 10, tập 1 (bộ chuẩn). NXB Giáo dục, 2006.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGK Ngữ văn 10, tập 2 (bộ chuẩn). NXB Giáo dục, 2006.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGK Ngữ văn 10, tập 1 (bộ nâng cao). NXB Giáo dục,2006.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGK Ngữ văn 10, tập 2 (bộ nâng cao). NXB Giáo dục, 2006.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGV Ngữ văn 10, tập 2 (bộ chuẩn). NXB Giáo dục, 2006.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo – SGV Ngữ văn 10, tập 2 ( bộ nâng cao). NXB Giáo dục, 2006.

7. Hoàng Hữu Bội – Thiết kế dạy học Ngữ văn 10. NXB Giáo dục, 2006. 8. Nguyễn Hải Châu (chủ biên) – Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10. NXB Hà Nội, 2006.

9. Trần Thanh Đạm – Giảng dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. NXB ...

10. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10. NXB Hà Nội, 2006.

11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục,1999.

12. Nguyễn Trọng Hoàn – Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm

văn chương. NXB Giáo dục, 2001

13. Nguyễn Phạm Hùng – Văn học Lí – Trần nhìn từ góc độ thể loại. NXB Giáo dục,1996.

14. Phan Trọng Luận – Văn chương bạn đọc sáng tạo. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2003.

15.Phan Trọng Luận (chủ biên) – Thiết kế bài học Ngữ văn 10. NXB Giáo dục, 2006.

16. Trần Đình Sử – Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam. NXB Giáo dục, 1999.

17. Nguyễn Khắc Phi ( chủ biên) – Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 10. NXB Giáo dục, 2006.

18. Trần Nho Thìn (chủ biên) – Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10. NXB Giáo dục, 2007.

Một phần của tài liệu Dạy học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 103 - 109)