0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Những khó khăn của giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH (Trang 58 -59 )

- Phần kiến thức cơ bản về các chủ đề này tương đối dài và khó, lượng kiến thức dành cho mỗi tiết học nhiều, một số kiến thức bắt HS công nhận. Đặc biệt việc giải thích các cơ chế CĐ của các hạt mang điện, quá trình phân tích các chất, sự phóng điện trong chất khí (có 8/12 GV được hỏi đều cho là kiến thức về chủ đề này tương đối dài và khó, nếu có làm TN cũng chỉ thấy kết quả không thấy được cơ chế xảy ra).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53

- Tất cả những TN cơ bản cần thiết cho DH kiến thức này, GV rất ít sử dụng. Hơn nữa nhiều phần kiến thức này đều xuất phát từ TN, rất khó dạy cho HS hiểu và nắm vững kiến thức ở phần này khi không làm TN, đặc biệt là hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng điện phân, dương cực tan, sự phóng điện trong chất khí…. Trong số 9/12 GV được hỏi không làm TN khi DH các kiến thức này, với nhiều lí do: Không có điện ở các phòng học, địa hình mặt bằng trường khó mang dụng cụ TN, không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ, không đồng bộ, cồng kềnh không có cán bộ phụ trách giúp, dạy nhiều giờ trong một tuần không có thời gian chuẩn bị TN, TN kém chính xác, khó quan sát…. Vì thế có thể nói đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng DH.

- Đồng thời một số HS do hoàn cảnh gia đình, điều kiện nên việc học tập của các em chưa được quan tâm. Vì vậy một số HS bị rỗng kiến thức từ các lớp dưới, không có động lực học, không có PP học đúng đắn, kĩ năng quan sát TN kém, kết quả học tập còn rất thấp.

- Ngoài ra HS miền núi ngoan nhưng rụt dè, nhút nhát, ngại tiếp xúc với GV, khả năng diễn đạt yếu, khả năng tiếp nhận thông tin chậm, đa số khi ở nhà là lao động chân tay, ít khi đọc sách hay đọc báo, xem vô tuyến…. nên khi tổ chức thảo luận một vấn đề gì đó rất mất thời gian mà hiệu quả thấp. Đây cũng là một điểm mà GV cần chú ý khi dạy HS miền núi.

Một phần của tài liệu PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH (Trang 58 -59 )

×