Những đánh giá tổng quát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (Trang 27 - 30)

III. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của SERVICO HANOI

3. Những đánh giá tổng quát

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, quá trình tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nổi bật lên là các vấn đề chi phí, vốn, giá cả; chúng có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình kinh doanh của Công ty để đạt đợc hiệu quả cao nhất. Chỉ tiêu nọ ảnh hởng đến chỉ tiêu kia. Ví dụ nếu bán đợc nhiều hàng hóa trên cơ sở tăng chi phí, rộng rãi trong việc cấp tín dụng (bán chịu) thì sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của Công ty từ năm 2000-2001 liên tục phát triển nhng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào không đồng đều. Đầu tiên phải kể đến đó là do tình hình biến động của thị trờng:

- Khủng hoảng kinh tế trong khu vực, tỷ giá hối đoái tăng, làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, thu ngoại tệ, du lịch và các dịch vụ khác.

- Tình trạng buôn lậu tràn lan đã đẩy Công ty và các doanh nghiệp nhà nớc khác vào tình trạng cạnh tranh không cân sức.

- Thu nhập của dân c tăng chậm phần nào làm giảm nhu cầu mua sắm của dân chúng.

- Đặc biệt là Nhà nớc có chính sách ngừng nhập khẩu xe hai bánh gắn máy dạng CKD trong khi đó xe IKD của Honda Vĩnh Phú cha hấp dẫn ngời tiêu dùng nên doanh số bán xe máy của Công ty cha cao.

Nếu nh năm 2000 hoạt động kinh doanh của Công ty có phần chững lại thì năm 2001 có phần khởi sắc do hoạt động nhập khẩu ủy thác có xu hớng phát triển, không có hiện tợng ứ đọng vốn, nhng không ít rủi ro.

3.1. Vấn đề thị trờng

Khi nghiên cứu thị trờng, Công ty đã thực hiện đợc sự phối hợp về vấn đề khách hàng, mặt hàng. Công ty đã chú trọng đến hoạt động nhập khẩu ủy thác, chức năng đại lý của mình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trờng nội địa cũng nh hoạt động xuất nhập khẩu, đã phát triển đợc thị trờng tại Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và các thị trờng khác.

Tuy nhiên, Công ty cha có sự nghiên cứu thị trờng một cách khoa học, có hệ thống về dung lợng thị trờng của từng mặt hàng riêng biệt. Điều này xảy ra khi có nhu cầu tăng lên, do đam mê theo đuổi lợi nhuận nên Công ty đã tăng cờng mua vào dẫn đến tình trạng hàng nhập vào không tiêu thụ đợc. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị còn cha đợc quan tâm đúng mức.

3.2. Vấn đề nguồn hàng và khách hàng

Trong thực tế, nguồn hàng có ảnh hởng rất lớn đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty; nếu nh nguồn hàng phong phú và đầy đủ tạo điều kiện cho Công ty cung cấp, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và ngợc lại nếu nguồn hàng thiếu sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Qua thực tế cho thấy hàng hóa mà Công ty khai thác đợc còn nghèo nàn, tồn kho ứ đọng nhiều chủ yếu là hàng may mặc dẫn đến hiệu quả không cao.

Nhà cung cấp nhóm ngành hàng điện máy của Công ty chủ yếu từ các nớc trong khu vực Châu á nh Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN. Nhng Công ty cha có chính sách phân biệt quan tâm thích đáng đến các bạn hàng này. Ngoài ra, Công ty đã cố gắng mở rộng thị trờng tiêu thụ, tăng lợng hàng bán ra nhng còn thiếu hệ thống thông tin tiếp thu ý kiến của khách hàng.

Công ty đã có những kinh nghiệm, gặt hái đợc thành công cũng nh uy tín nhất định khi tiến hành hoạt động nhập khẩu ủy thác, ví dụ nh việc hoàn thành hợp đồng nhập khẩu ủy thác với 3 chuyến hàng thiết bị điều khiển giao thông từ nguồn vốn ODA đã khẳng định vị trí của Công ty trên thị trờng.

Công ty SERVICO HANOI là một doanh nghiệp nhà nớc hoạt động trong cơ chế thị trờng. Do vậy, Công ty đã xác định cho mình trách nhiệm và khả năng đáp ứng của mình đối với thị trờng. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, Công ty đã, đang và sẽ tiến hành một số biện pháp để đối phó; đó là:

- Đa dạng hóa phơng thức kinh doanh, loại hình kinh doanh.

- Trên cơ sở phân cấp và tự chủ, hạch toán hoàn chỉnh cho từng đơn vị, tập trung chỉ đạo giám sát chặt chẽ nhằm phát huy nội lực của Công ty, tăng cờng vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng của từng đơn vị.

3.4. Vấn đề vốn

Thực tế mà nói trong tình hình kinh doanh hiện nay, không có một doanh nghiệp nào mà lại không thiếu vốn. Đối với Công ty SERVICO HANOI thì vốn là một vấn đề hết sức nan giải. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn ngân sách cấp (thuế suất 0,5% trên tổng vốn vay), vốn vay ngân hàng, Công ty hầu nh cha huy động đợc vốn từ trong CBCNV, nhân dân, từ các quỹ tạm thời nhàn rỗi. Điều này đã ảnh hởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng nh khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh nói chung của Công ty.

Nhng việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả là một vấn đề nan giải đối với Công ty. Nhờ có uy tín và mối quan hệ tốt với một số nhà cung cấp nên Công ty đã thực hiện đợc một số lô hàng trả chậm, bán hàng xong mới thanh toán cho họ nên phần nào giải quyết đợc khó khăn ban đầu. Tuy vậy, vốn của Công ty nhiều khi còn bị đọng nhiều ở phía khách hàng, và việc đòi tiền hàng còn gặp nhiều khó khăn. Công ty đã và đang tiến hành các biện pháp huy động và sử dụng vốn nh: Xây dựng dự án “Siêu thị thế giới trẻ thơ” tại C4 Giảng Võ, đầu t vào Cửa hàng Lãn Ông, hoàn thành thủ tục xin đợc quyền sử dụng khu đất Ngọc Khánh để đa vào kinh doanh, tiếp tục triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp, giải quyết những vấn đề phát sinh tại liên doanh Hà Nội.

Phần thứ ba

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w