Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. Coli trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé tại sơn la và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 27 - 29)

Ở nước ta, bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra ở bê, nghé xuất hiện rất lâu, bệnh đã được báo cáo có ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong toàn quốc, bệnh đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi trâu bò ở tất cả các hình thức và quy mô chăn nuôi. Vì vậy, nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở bê, nghé do vi khuẩn E. coli gây ra đã có nhiều nhà khoa học thú y trong nước quan tâm.

Nguyễn Như Thanh và cộng sự (1997) [27], Cù Hữu Phú và cộng sự (1996-2000) [17] nghiên cứu phân lập vi khuẩn từ những gia súc mắc hội chứng tiêu chảy cho thấy tỷ lệ cũng như số lượng của vi khuẩn E. coli cao trên 85-100% số mẫu dương tính, tiếp theo là vi khuẩn Salmonella

Streptococcus.

Theo Phạm Quang Phúc (2003) [18] khi nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, vai trò của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở bê, nghé tại tỉnh Thái Nguyên đã cho thấy:

- Bê, nghé dưới một năm tuổi bị tiêu chảy và chết giảm dần theo tháng tuổi, tháng tuổi càng cao tỷ lệ bị tiêu chảy và chết càng thấp.

- Bê, nghé bị tiêu chảy và chết vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu. Nguy cơ bị tiêu chảy và chết của bê, nghé thay đổi theo lứa tuổi và theo vùng.

- Trong 213 chủng E. Coli xác định được type có 25,82% là O101, 16,43% là O9, 15,96% là O20 và O8 chiếm 15,02%.

Nguyễn Văn Quang (2004) [20] khi nghiên cứu vai trò của vi khuẩn

Salmonella E. coli trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê ở các tỉnh Nam Trung bộ, cho biết: khi bò, bê bị tiêu chảy E. coli bội nhiễm với số lượng cao (số vi khuẩn /1gam phân) E. coli gấp 3 lần.

- Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ bò, bê bị tiêu chảy sản sinh ra độc tố ST là 83,3%, LT là 41,6% cả ST và LT là 41,6%. 30% có khả năng dung huyết, 50% sản sinh F4 (K88) và 55% sản sinh F5 (K99).

Nguyễn Văn Sửu (2005) [23] khi nghiên cứu tình hình tiêu chảy của bê, nghé dưới 6 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc và xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli, SalmonellaClostridium perfringens phân lập đượckết luận:

- Tiêu chảy ở bê, nghé cao nhất là mùa Xuân: bê 23,61% nghé 21,38% tiếp đó là mùa Hè và mùa Đông, thấp nhất là mùa Thu: bê 15,48% nghé 17,19%. Tỷ lệ chết cao nhất vào mùa Đông: 9,00%, mùa Xuân: 7,32%, mùa Hè: 5,90% và thấp nhất là mùa Thu: 5,65%.

- Bê, nghé bị tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi.

- Bê, nghé bị tiêu chảy số lượng vi khuẩn E. coli gây bệnh tăng cao hơn với trạng thái bình thường không tiêu chảy: trung bình tăng 81,04% ở bê và 184,62% ở nghé.

Trương Văn Quang và cộng sự (2006) [21] khi nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong bệnh tiêu chảy của bê, nghé cho biết: khi bê, nghé bị tiêu chảy thì số lượng và tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được mang các yếu tố gây bệnh và sản sinh độc tố tăng rất cao so với bê, nghé bình thường:

- Số lượng vi khuẩn /1g phân: bê gấp 2,99 lần, nghé gấp 2,79 lần.

- Tỷ lệ các chủng mang kháng nguyên bám dính: bê gấp 3,4 lần, nghé gấp 2,9 lần.

- Tỷ lệ các chủng có khả năng dung huyết: bê gấp 2,1 lần, nghé gấp 2,77 lần. - Tỷ lệ các chủng sản sinh độc tố đường ruột: đối với độc tố chịu nhiệt (ST) ở bê gấp gấp 4,33 lần, nghé gấp 3,5 lần; đối với độc tố không chịu nhiệt (LT) ở bê gấp gấp 5,48 lần, ở nghé gấp 2,7 lần; cả 2 thành phần độc tố ở bê là 6,93 lần, nghé là 3,69 lần.

1.3. Một số đặc tính của vi khuẩn E.coli

Trực khuẩn ruột già E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, tộc Escherichae,

giống Escherichia, loài Escherichia coli. Trong các vi khuẩn đường ruột, E. coli

phổ biến nhất còn có tên là Bacterium coli commune, Bacillus coli communis

do Theodor Escherich phân lập được đầu tiên vào năm 1885 từ phân trẻ em. Về mặt huyết thanh học, người ta chia các chủng vi khuẩn E. coli thành nhiều serotype khác nhau. Cho đến nay đã phát hiện được 279 serotype, trong đó có 250 serotype có độc lực và có vai trò quan trọng trong một số bệnh của gia súc.

Ở điều kiện bình thường, các chủng vi khuẩn E. coli không gây bệnh, khi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y kém, điều kiện ngoại cảnh bất lợi, dẫn đến sức đề kháng của con vật giảm thì vi khuẩn E. coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. Coli trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé tại sơn la và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 27 - 29)