Tại trung tâm thực hành thí nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên năm 2005 và 2006
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: Khảo sát một số dòng đậu tương nhập nội vụ Xuân và vụ Đông năm 2005
+ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự từ 1-29, không có lần nhắc lại, lấy giống DT84 làm đối chứng.
+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 3.5m2
.
+ Thí nghiệm thực hiện vụ Xuân và vụ Đông 2005
- Thí nghiệm 2: So sánh một số dòng đậu tương có triển vọng vụ Xuân 2006
+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại.Trong đó có giống DT84 là giống đối chứng, 6 giống còn lại là giống tham gia so sánh.
+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 7m2 (1,4m x 5m). + Tổng diện tích thí nghiệm là 147m2 ( không kể rãnh và hàng bảo vệ). Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ I II III 5 2 4 3 1 7 6 6 5 1 7 3 2 4 3 7 2 6 4 5 1 Dải bảo vệ
+ Thời vụ: Thí nghiệm tiến hành vào vụ Xuân 2006
+ Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, sau đó lên luống, rạch hàng. + Phân bón: Phân chuồng hoai 10 tấn/ha.
Phân vô cơ: 30 kgN + 60 kgP2O5 + 30 kgK2O /ha.
+ Cách bón:
Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 50% N + 50% K2O.
Bón thúc: 50% N + 50% K2O kết hợp làm cỏ, vun xới khi cây có 3 - 5 lá. + Khoảng cách: Trên mỗi ô thí nghiệm chia làm 4 hàng theo chiều dài của ô, hàng cách hàng là 30cm, cây cách cây 8-10cm.
+ Mật độ: 35 cây/m2
.
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi tuân theo qui trình khảo nghiệm giống cây trồng TW số 10 TCN 339-98.
Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi trực tiếp trên đồng rộng:
+ Từ gieo đến mọc: Tính số ngày từ khi gieo đến ngày có 50% số cây trong ô có 2 lá mầm xoè ra trên mặt đất.
+ Từ khi gieo đến ra hoa: Tính số ngày từ khi gieo đến ngày có 50% số cây trong ô ra hoa đầu tiên.
+ Từ gieo đến chắc xanh: Tính số ngày từ khi gieo đến ngày có 50% số cây trong ô có quả vào chắc.
+ Số ngày từ gieo đến chín: 95% số quả/cây có vỏ quả chuyển sang màu chín đặc trưng của giống (vỏ chuyển sang màu nâu sẫm).
+ Chiều cao cây: Đo 10 cây mẫu/ô. Đo từ mắt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng. + Số cành cấp I: Đếm số cành cấp I trên 10 cây mẫu (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình. Đếm vào lúc thu hoạch.
+ Số đốt trên cây: Đếm số đốt trên 10 cây mẫu (3 lần nhắc lại) rồi tính trung bình. + Đường kính thân: Được đo ở phần giữa của lóng trên lá mầm, đo vào lúc thu hoạch, trên 10 cây mẫu (3 lần nhắc lại) rồi tính trung bình.
* Đánh giá tính chống chịu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm - Khả năng chống chịu sâu
+ Sâu xám: Đếm số cây bị hại/ô rồi tính trung bình % cây bị hại cho từng công thức.
+ Sâu cuốn lá, sâu xanh (bị hại lúc đậu tương ra hoa): Đếm toàn bộ số sâu trên một ô thí nghiệm, làm toàn bộ các công thức. Lấy tổng số sâu đếm được/ô chia cho số m2
trên ô ta được số con/m2 ( làm 3 lần nhắc lại rồi lấy trung bình). + Sâu đục quả: Tiến hành đếm số quả bị sâu hại ở 10 cây mẫu (đếm lúc thu hoạch) ta có: % quả bị hại = Kq/Kt x 100%
Kt là tổng số quả của 10 cây mẫu
(Làm 3 lần nhắc lại với mỗi giống thí nghiệm rồi lấy trung bình).
- Khả năng chống đổ.
Đánh giá theo thang điểm từ 1-5 như sau: Điểm 1: hầu hết các cây đều đứng thẳng Điểm 2: < 25% số cây bị đổ hẳn
Điểm 3: 26-50% số cây bị đổ hẳn Điểm 4: 51-75% số cây bị đổ hẳn Điểm 5: > 75% số cây bị đổ hẳn.
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số quả trên cây: Đếm số quả trên cây của 10 cây mẫu, qua các lần nhắc lại, tính số quả trung bình trên cây.
- Số quả chắc trên cây ( số quả 1 hạt, quả 2 hạt, quả 3 hạt trên cây). - Số hạt chắc trên quả = Tổng số hạt chắc / Tổng số quả chắc (10 cây mẫu/ô) - Khối lượng 1000 hạt: Dàn đều hạt, chia theo đường chéo thành 4 phần, loại bớt hạt ở 2 phần đối đỉnh, 2 phần còn lại đếm 500 hạt ở mỗi phần và cân khối lượng được M1và M2.
Khối lượng 1000 hạt = M1+ M2 khi 3%
2 M M M M 2 1 2 1
- Năng suất lý thuyết: Được tính theo các yếu tố cấu thành năng suất (tạ/ha) (Quả chắc/cây x hạt chắc/quả x M1000 hạt x mật độ
NSLT = 10.000
- Năng suất thực thu: Được tính bằng năng suất thu được trên ô thí nghiệm qua các lần nhắc lại.
- Một số chỉ tiêu sinh lý của dòng đậu tương tham gia thí nghiệm 2: + Chỉ số diện tích lá (m2
lá / m2 đất) tính ở hai thời kỳ hoa rộ và chắc xanh. Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 cây liên tiếp, làm ở 3 lần nhắc lại rồi lấy trung bình.
Phương pháp làm: Ngắt toàn bộ lá của 3 cây, sau đó cân khối lượng lá ta được Pb, lấy 3 loại lá ( gốc, giữa, ngọn) xếp kín 1 dm2 bìa cứng, đem lá cân lên ta được Pa. Sau đó tính chỉ số diện tích lá theo công thức.
Chỉ số diện tích lá ( CSDTL) = ( Pb/Pa x 3 x100) x mật độ cây/m2. Trong đó: Pa là khối lượng 1 dm2 lá.
Pb là khối lượng lá của 3 cây mẫu. + Khả năng tích lũy vật chất khô (g/cây).
Nhổ 3 cây trên ô, rửa sạch để ráo nước đem cân khối lượng tươi, sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 70 – 800C, đến khi khối lượng không đổi đem cân sẽ được số gam chất khô của 3 cây. Làm ở hai giai đoạn hao rộ và chắc xanh.
Phương pháp tính:
Khả năng tích lũy vật chất khô ( KNTLVCK) = Pk/3 (g/cây). Trong đó: Pk là khối lượng sấy khô của 3 mẫu.
+ Nốt sần: Xác định nốt sần hữu hiệu cả số lượng nà khối lượng vào hai thời kỳ hoa rộ và chăc xanh ( nốt sần hữu hiệu có dịch hồng ở bên trong).
Cách làm: nhổ 3 cây liên tiếp trên ô.Trước khi nhổ, tưới đẫm nước sau đố dùng bay sắn lấy nguyên cả bộ rễ, rửa sạch, vặt toàn bộ nốt sần hữu hiệu đến số lượng và cân khối lượng ô sau đó lấy hiệu trung bình 3 lần nhắc lại.
* Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu sau khi tập hợp được xử lý bằng các thuật toán thống kê (phương pháp thí nghiệm của Phạm Chí Thành, 1988 ).
- Các số liệu thu thập được xử lý trên máy tính theo chương trình IRRISTAT.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của Thái Nguyên
Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Sự biểu hiện của kiểu hình bên ngoài chính là kết quả của sự tác động qua lại của kiểu gen với môi trường. Qua đó phản ánh mức độ thích nghi của giống với điều kiện ngoại cảnh.
Tùy theo đặc tính giống mà tổng tích ôn biến động từ 1900-27000C, lượng mưa từ 450-750mm, tùy thuộc vào khí hậu và độ dài giai đoạn dinh dưỡng của giống. Đậu tương cần đạt đủ ẩm ở độ sâu từ 60-130cm ( FAO Geneve, 1991).
Đậu tương là cây ngày ngắn điển hình và thuộc cây quang hợp theo chu trình C3. Đậu tương rất mẫn cảm với cường độ chiếu sáng. Mức độ bão hòa ánh sáng đối với quang hợp của cây đậu tương tùy thuộc vào môi trường trồng trọt, trong nhà kính là 20.000 lux, ngoài đồng ruộng là 150.000 lux (Lê Song Dự, Ngô Đức Dương, 1988)[7].
Cây đậu tương là loại cây có khả năng thích ứng rộng và được trồng ở khắp các châu lục nhưng nó lại mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, bên cạnh quá trình nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến thí nghiệm, chúng tôI đã tién hành theo dõi diến biến thời tiết khí hậu tại vùng thí nghiệm xem có thích hợp với sinh trưởng, phát triển của từng giai đoạn hay không. Để từ đó có những kết luận chính xác hơn về khả năng thích ứng của giống.
Bảng 3.1. Tình hình thời tiết khí hậu năm 2005-2006 tại Thái Nguyên
Tháng Nhiệt độ trung
bình(0C) Ẩm độ trung bình(%) Lượng mưa trung
bình (mm) 2 17,6 83 39,6 3 18,8 86 58,6 4 24,0 85 40,5 5 28,6 84 181,2 6 29,3 85 224,5 9 28,3 80 292,3 10 25,7 79 9,0 11 21,9 85 93,0
12 16,6 76 47,9 1/2006 17,7 78 2,0 2 18,0 86 24,4 3 20,0 87 41,0 4 25,1 83 19,6 5 26,5 81 39,3 6 29,0 82 23,5
( Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn thành phố Thái nguyên).
Nhìn vào bảng số liệu bảng 3.1 ta thấy:
Vụ Xuân: Nhiệt độ trung bình của tháng 2 là 17,6 0C , ẩm độ là 83%, lượng mưa là 39,6 mm. Với điều kiện thời tiết như vậy đã kéo dài sự nẩy mầm của hạt.
Tháng 3 nhiệt độ trung bình là 18,80C, ẩm độ là 86%, lượng mưa trung bình là 58,6mm thuận lợi cho sinh trưởng của cây con. Tuy nhiên do năng mưa xen kẽ nên đã tạo điều kiện cho sâu bênh phát triển.
Sang tháng 4 nhiệt độ trung bình là 240C, lượng mưa là 40,5 mm, ẩm độ là 85%, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng,phát triển của cây vào giai đoạn phân cành, ra hoa.
Tháng 5 lượng mưa tăng lên đạt 181,2 mm thuận lợi cho cây phân cành, ra hoa và cho quá trình hình thành quả và hạt.
Nhưng ở thời kỳ chắc xanh gặp những ngày mưa to xảy ra hiện tượng ngập úng, ảnh hưởng đến quá trình chín của cây.
Vụ Xuân, Tháng 6 lượng mưa trung bình cao 224,5mm ảnh hưởng đến quá trình chín và thu hoạch của một số giống đậu tương. Bên cạnh đó có những ngày mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho sâu đục quả phát triển và phá hại.
Vụ Đông: Cuối tháng 9 có nhiều ngày mưa và lượng mưa khá lớn nên đã ảnh hưởng lớn tới quá trình nảy mầm và sinh trưởng của cây con.
Sang tháng 10 lượng mưa giảm đột ngột chỉ còn 9 mm, nhiệt độ trung bình là 25,70C và ẩm độ là 79%, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con.
Tháng 11 là 21,90C, ẩm độ 85%, lượng mưa 93 mm. Nhiệt độ và lượng mưa như vậy thuận lợi cho quá trình sinh trưởng nhưng ảnh hưởng tới thời kỳ ra hoa của đậu tương.
Tháng 12, tháng 1 nhiệt độ, ẩm độ giảm trời hanh khô thuận lợi cho quá trình thu hoạch và bảo quản.
3.2. Kết quả khảo sát một số 28 dòng đậu tƣơng nhập nội năm 2005 tại Thái nguyên
3.2.1 Giai đoạn tiêu sinh trưởng và phát triển của một số dòng đậu tương thí nghiệm
Thời gian sinh trưởng của một giống cây trồng là tổng hợp độ dài của các thời kỳ sinh trưởng và phát triển.Thời kỳ sinh trưởng và phát triển của một giống đều trải qua 2 quá trình sinh trưởng là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, mà mỗi giai đoạn này không những chịu ảnh hưởng của bản chất di truyền mà còn chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh.Thí nghiệm được tiến hành trong cùng một điều kiện nên sự tác động của điều kiện ngoại cảnh lên các giống là như nhau, do vậy thời gian sinh trưởng là do giống quyết định, đây chính là cơ sở để ta phân loại giống ngắn ngày, trung ngày, dài ngày. Từ đó giúp ta bố trí được thời vụ thích hợp cho từng giống trong cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để có hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương vụ Xuân và vụ Đông 2005 được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.2: Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các dòng đậu tƣơng tham gia thí nghiệm năm 2005
Đơn vị: Ngày
TT Tên dòng
Thời gian từ gieo đến ...
Mọc Ra hoa Chắc xanh Chín VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ 1 E032B-3 9 5 57 42 85 70 114 101 2 E032B-5 9 5 49 42 86 73 113 100 3 E035A-5 10 6 49 45 88 69 108 101 4 E035A-6 9 8 52 43 84 71 107 97
5 E036B-5 11 5 50 44 81 70 107 100 6 E036B-6 8 6 49 48 80 70 105 101 7 E040-3 8 9 49 45 83 68 104 102 8 E040-4 8 6 49 37 82 64 105 93 9 E040-6 8 8 49 44 82 69 104 94 10 E041-1 10 6 49 39 82 72 101 94 11 E041-3 9 9 49 43 83 65 101 95 12 E041-7 8 8 50 45 85 71 106 93 13 E043-1 11 8 48 45 82 74 106 101 14 E044-10 10 9 49 42 83 68 107 95 15 E044-13 9 7 49 43 86 71 108 96 16 E044-2 9 6 50 44 84 68 105 97 17 E044-5 11 6 50 42 82 66 105 98 18 E085-10 9 6 58 47 88 69 106 92 19 E085-3 12 6 53 45 87 66 105 94 20 E085-9 8 8 57 45 86 69 106 97 21 E086-1 8 8 50 42 87 70 107 95 22 E088-3 9 6 50 46 79 71 109 96 23 E088-6 8 9 54 48 85 71 108 97 24 E089-10 11 7 54 47 87 73 107 101 25 E089-12 8 9 51 47 88 68 108 96 26 E089-5 10 8 50 43 86 74 108 98 27 E089-8 11 7 57 42 86 73 107 95 28 E089-9 8 8 49 48 89 72 107 97 29 DT 84 (đ/c) 8 7 49 46 82 69 101 94
- Thời gian từ gieo đến mọc
Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt xuống đất, hạt hút ẩm trương lên, rễ mọc ra, thân vươn lên đội 2 lá mầm lên khỏi mặt đất, lá mầm xòe ra.
Sự nảy mầm của hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại trong cây như độ mẩy, tính nguyên vẹn, độ chín, yếu tố di truyền và của yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, nhiệt độ, độ sâu gieo hạt, hàm lượng ôxi trong đất.
Trong thí nghệm các dòng đậu tương trồng vụ Đông có thời gian từ gieo đến mọc nhanh hơn vụ Xuân ( vụ Xuân: 8-11 ngày; vụ Đông: 5-9 ngày).
Do thời gian gieo hạt vụ Xuân gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thấp kéo dài thời gian nảy mầm của hạt.
- Thời gian từ gieo đến ra hoa
Đây là giai đoạn quan trọng đối với chu kỳ sống của cây đậu tương. Giai đoạn này cây bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ này ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Đặc điểm khác biệt giữa cây đậu tương và các loại cây trồng khác là vào giai đoạn này cây vẫn tiếp tục sinh trưởng sinh dưỡng. Cho nên giai đoạn này cây thường xẩy ra hiện tượng thiếu hụt về dinh dưỡng và rất nhậy cảm với các điều kiện thời tiết bất thuận. Chính vì thế tìm hiểu giai đoạn ra hoa của giống có ý nghĩa trong quá trình khảo sát và để đánh giá được sự thích ứng của giống làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý cho từng vùng sinh thái khác nhau.
Qua nghiên cứu các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm trong hai vụ chúng tôi thấy: các giống thí nghiệm trong vụ Xuân ra hoa muộn hơn vụ Đông Ở vụ Xuân 2005, thời gian từ gieo đến ra hoa của các dòng chênh lệch khá lớn, biến động từ 48-58 ngày. Trong đó dòng E043-1 ra hoa sớm nhất (48 ngày), sớm hơn giống đối chứng (DT84) 1 ngày. Các dòng còn lại thời gian này muộn hơn hoặc tương đương với đối chứng.
Ở vụ Đông 2005, thời gian từ gieo đến ra hoa của các dòng biến động từ 37-48 ngày. Trong thí nghiệm có dòng E040-4 ra hoa sớm nhất (37 ngày sau gieo), sớm hơn giống đối chứng (DT84) 9 ngày. Có 5 dòng E085-10, E088-6, E089-10, E089-12, E089-9 có thời gian ra hoa muộn hơn đối chứng từ 1-2 ngày. Các dòng còn lại đều có thời gian ra hoa sớm hơn giống đối