Khả năng hình thành quả và hạt của các giống đậu tương là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng nhất để đánh giá giống. Đó cũng là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Một giống tốt hay xấu được phản ánh bằng chỉ tiêu năng suất hạt.
Năng suất hạt đậu tương là kết quả tổng hợp hàng loạt các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả chắc/cây, số quả một hạt/cây, số quả 2 hạt/cây, số quả 3 hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, khối lượng 1000 hạt.
Khả năng hình thành quả và hạt bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh.Trong điều kiện ngoại cảnh như nhau thì khả năng biểu hiện các tính trạng trên phụ thuộc chủ yếu vào giống, tuy vậy các biện pháp kỹ thuật tác động cũng làm thay đổi một phần nào đó các yếu tố cấu thành năng suất, tạo nên sự cân bằng có lợi cho việc hình thành năng suất của đậu tương.
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12: Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu tƣơng có triển vọng vụ Xuân 2006 ST T Tên dòng Số quả chắc/cây (quả) Số hạt chắc/quả (hạt) M1000 hạt (gam) NSLT (ta/ha) NSTT (tạ/ha) 1 E032B-3 73,70 2,47 134,13 80,27 34,28 2 E032B-5 38,90 2,51 128,88 44,04 28,14 3 E085-10 39,10 2,50 166,48 56,96 34,28
4 E088-6 42,93 2,25 171,46 57,10 34,00 5 E089-10 47,83 2,30 155,16 59,74 29,57 6 E089-9 43,93 2,26 148,05 51,44 31,14 7 DT84(đ/c) 21,06 1,80 181,27 24,05 21,71 CV% 9,4 3,8 2,6 6,3 LSD(05) 7,36 0,16 7,24 3,42 LSD(01) 10,32 0,22 10,14 4,80 - Số quả chắc/cây
Đây là một tính trạng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống, số quả chắc/ cây là tính trạng số lượng, do vậy ngoài việc phụ thuộc vào giống nó còn chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng...
Qua số liệu bảng 3.12 chúng tôi thấy số quả chắc/cây của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm biến động từ 38,9-73,7 quả, nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99% (DT84: 21,6 quả).
- Số hạt chắc/quả
Số hạt chắc/ quả của các dòng đậu tương thí nghiệm biến động từ 2,25- 2,51 hạt, nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99% (DT84: 1,80 hạt).
- Khối lượng 1000 hạt
Số liệu bảng 3.12 cho thấy: Khối lượng 1000 hạt của các dòng đậu tương thí nghiệm dao động từ 128,88-181,27 gam, thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% (E088-6) và 99% (các dòng còn lại).
Mục đích cuối cùng của công tác chọn tạo giống là chọn ra được những giống có năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ cho sản xuất. Do đó năng suất là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá giống. Năng suất là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển.
- Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống đó trong một điều kiện nhất định. Năng suất lý thuyết phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu các yếu tố cấu thành năng suất cao thì cho năng suất cao và ngược lại.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Năng suất lý thuyết của các dòng đều cao hơn giống đối chứng, biến động từ 44,04-80,27 tạ/ha.Trong đó dòng E032B-3 năng suất lý thuyết cao nhất (80,27 tạ/ha), cao hơn giống đối chứng 56,22 tạ/ha. Giống đối chứng DT84 đạt 24,05 tạ/ha.
- Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất biểu hiện khả năng thích ứng của các dòng đậu tương trong điều kiện cụ thể. Qua số liệu ở bảng 3.12 chúng tôi thấy năng suất thực thu của các dòng đậu tương thí nghiệm đều cao hơn đối chứng (DT84: 21,71 tạ/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 99%.
NS TT(tạ/h a) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 E 03 2B -3 E 03 2B -5 E 08 5- 10 E 08 8- 6 E 08 9- 10 E 08 9- 9 D T8 4( Đ /C ) Tê n dòn g NSTT(tạ/ha) KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Qua theo dõi thí nghiệm khảo sát các dòng đậu tương nhập nội qua vụ Xuân và vụ Đông 2005 và so sánh các dòng có triển vọng vụ Xuân 2006 chúng tôi đã sơ bộ rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Kết quả khảo sát một số dòng đậu tương tham gia thí nghiệm
- Về thời gian sinh trưởng
Một số dòng đậu tương tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng trung bình từ 101-114 ngày (vụ Xuân) và 92-102 ngày (vụ Đông).
- Về tính chống chịu sâu
Nhìn chung các dòng tham gia thí nghiệm đều bị sâu phá hại. Tuy nhiên ở vụ Đông 2005 các dòng bị sâu đục thân và đục quả nặng hơn vụ Xuân nên ảnh hưởng đến năng suất của các dòng đậu tương thí nghiệm.
- Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy trong điều kiện vụ Xuân năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng tham gia thí nghiệm khảo sát cao hơn trong vụ Đông. Trong đó các dòng đậu tương E032B-3, E032B-5, E085-10, E088-6, E089- 10, E089-9 tham gia thí nghiệm có năng suất cá thể cao kể cả 2 thời vụ.
1.2. Kết quả so sánh một số dòng đậu tương có triển vọng
Năng suất thực thu của các dòng đậu tương thí nghiệm biến động từ 21,71-34,28 tạ/ha. Tất cả các dòng đều có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng DT84 ở mức tin cậy 99%.
2. Đề nghị
Các dòng đậu tương nhập nội từ Australia, tuy cho năng suất cao nhưng mới được thành thí nghiệm so sánh vụ đầu tiên tại Thái Nguyên. Đề nghị tiếp tục so sánh 2-3 vụ nữa và ở nhiều địa điểm khác nhau để có kết luận chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Thị Bình (1990), Nghiên cứu và đánh giá khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt của một số giống đậu tương ở miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà nội.
2. Vũ Danh Ca, Cao Thanh Huyền (2004), Khảo nghiệm một số giống đậu tương có triển vọng trong hai vụ hè thu và thu Đông năm 2003 tại Hải Phòng, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, trung tâm khuyến nông Hải Phòng, Tr3-4.
3. Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng trung du bắc bộ
4. Vũ Đình Chính (1995), Nghiên cứu một số giống để chọn giống đậu tương thích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng và trung du bắc bộ, tóm tắt luận án PTS khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Tr24.
5. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào (1999), Cây Đậu Tương, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà nội, Tr3, 158-162.
6. Ngô Đức Dương, Lê Quang Hạnh, Trần Văn Lài, Trần Đình Long (1995),
Giống đậu tương DT80, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện KHNNVN, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ Hà nội, Tr45-46.
7. Lê Song Dự, Ngô Đức Dương (1988), Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở
đồng bằng và trung du bắc bộ, NXBNN, Hà nội.
8. Trần Đình Đông (8/1994), Ứng dụng đột biến thực nghiệm trong chọn giống đậu tương, Tạp chí hoạt động khoa học.
9. Trần Đình Đông, Mai Quang Vinh, Trần Tú Ngà (1994), Khả Năng thích ứng với các thời vụ khác nhau của một số dòng giống đậu tương dột biến, Tuyển tập “ Kết quả nghiên cứu khoa học của khoa sau đại học”, NXBNN, Tr28-29.
10. Phạm Thị Đào (9/1998), Quan hệ giữa chất lượng hạt giống với các giai đoạn sinh trưởng, yếu tố câu thành năng suất và đặc điểm hạt ở đậu tương, tạp chí NN và CNTP.
11. Đậu nành (29-31/ 1/1996),Hội thảo tổ chức tại Biên hòa Việt nam, NXBNN, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trần Thị Đính, Trần Văn Lài và các cộng sự (1995), Giống đậu tương AK05, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện KHNNVN, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ Hà nội, Tr45-46.
13. Hội thảo đậu tương quốc gia (3/2003), Dự án CS1/95/130 cải tiến giống đậu tương và tính thích nghi của đậu tương ở Việt nam và Austraylia, Tr1.
14. Nguyễn Tấn Hinh (1990), Nghiên cứu sự khác biệt di truyền đậu tương, Thông tin Khoa học Nông nghiệp, Viện cây Lương thực và Thực phẩm, Nhà xuất bản nông nghiệp, Tr 64-67.
15. Nguyễn Tấn Hinh (1992), Sử dụng chỉ số chọn lọc và các tham số ổn định kiểu hình trong công tác chọn tạo giống đậu tương, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà nội, Tr130.
16. Nguyễn Văn Hiển và tập thể tác giả (2002), Chọn giống cây trồng, NXBNN 2000, tr281-282.
17. Vũ Tuyên Hoàng và Đào Quang Vinh (1984), Biến động của một
số tính trạng số lượng ở các giống đậu tương ăn hạt qua các đợt gieo trồng tại đồng bằng Sông Hồng, Tuyển tập Kết quả nghiên cứu về cây lương thực và thực phẩm tập 1, NXBNN, Hà nội.
18. Nguyễn Huy Hoàng (1992), Nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu hạn của các mẫu giống đậu tương nhập nội ở miền Bắc Việt Nam, Tóm tắt luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà nội, Tr24.
19. Andrew James, GS.VS. Trần Đình Long và cộng sự, Kết quả nghiên cứu giống đậu tương dự án CS1/95/130 tại Hòa bình.
20. Trần Văn Lài, Đào Thế Tuấn, Nguyễn Thị Chinh (12/1987), Giống đậu tương ngắn ngày AK02, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Tr534-538.
21. Trần Đình Long (1991), Những nghiên cứu mới về chọn tạo giống đậu đỗ, Tiến bộ về trồng lạc và đậu đỗ ở Việt Nam, NXBNN, Tr199-234.
22. Trần Đình Long (1991), Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậu đỗ, NXBNN, Tr 221-222.
23. Trần Đình Long, Sử dụng một số tác nhân đột biến để tạo vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống đậu tương, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học 1967-1977, Trường Đại học Nông nghiệp II.
24. Trần Đình Long và cộng sự (1995), Giống đậu tương VX92, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ, Hà nội, Tr 52-56.
25. Trần Đình Long, Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự (1995), Kết quả nghiên cứu giống đậu tương M103, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ, Hà nội, Tr 49-52.
26. Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự và Bùi Xuân Sửu (1996), Giáo trình cây công nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội, NXBNN.
27. Đoàn Thị Thanh Nhàn, So Sánh một số dòng, giống đậu tương Austraylia nhập nội trong vụ hè và Xuân tại Gia lâm Hà nội.
28. Số liệu thống kê của FAO – 2006, Faostat Database.
29. Nguyễn Thị Thanh Thanh (dịch 11/1974), Cây đậu tương ở Mỹ và Canada, Viện khoa học nông nghiệp Việt nam.
30. Đào Thế Tuấn, Trần Văn Lài (4/1989), Mô hình của ruộng đỗ tương năng suất cao, Tạp chí NN và CNTP (10), Tr215-219.
31. Đào Quang Vinh (1984), Biến động của một số tính trạng số lượng ở một số giống đậu tương qua các thời vụ gieo trồng, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội, Tr98
32. Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh (1995), Kết quả chọn tạo và khu vực hóa giống đậu tương DT84, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ, Hà nội, Tr45-46.
33.http://www.vietnamad.com/?ad=dtthegioi&id=w3skhoshocw3squoc tew3snctdws3ws34w3sws39w3snctd65868w3s
II. TIẾNG ANH:
34. Baihaki argentina, stucker R.E, Lambert J.W (1976), Association of genotyp xenviroment interactions with perpormance level of soybean linesin preliminary yield test, crop science 16(5), P: 718-721.
35. Buitrago G, L.A; orozcos, S.H. and Camacho M.L.H (1971), Stuies on stability of the yield in 16. Homozygows lines of soybean ( glycine max (L) Merr). Acta Agronomica, colombia, 32(3), P: 93-102.
36. Byth D.E and Weber C.R 98/1968), Effects genetic heterogenecity within two soybean populations, I variability within eviroments and stability across environments, Crop science, P: 44-47.
37. Gopani D.D, kabaria M.M and Joshi S.N (1972), Stability
parameters for comparing varieties of soybean (glycine max), Indian J. of Agri.Sei, 4295), P: 400-404.
38. Hartwig. E.E, Kilen. T. C (1992), Yield and composition of soybean seed from parents with diferent protein, similar yiel, USDA-ARS, soybean production research uni, PO BOX 1996, Stonevible, MS 38776, USA. 31, P: 290-292.
39. Johnson H. W, Bernard R.L (1967), Genetics and breeding soybean (The soybean: genetic breeding physiology nutrition, management), New York – London, P: 5-52.
40. Johnson H. W, Robison H.F and Comstok R.E (1955 b), Genotypic and phenotypic correlations in soybean and their implications in salection, Agron. J. 47, P: 477-483.
41. Johnson H.W, Robinson h.F and Comstock R.E (1955a), Estimates of genetic and eviromental variability in soybean, Agron. J.47, P: 341-318
42. Leng, E. R (1968), Soybean potetial for extention to areas of protein shorttage. Econ. Bot, 22, P: 37-41.
43. Liu . X. H (1990), Analysis of combining abicity and heritability of protein, oil and their componentnts in F2 of soybean. Jinlin Academy of Agricultural science, Jilin, china. 14, P: 303-309.
44. Pritchard A.J, Byth D.E and Bray R.A (1973), Genetic variability and the application of selection indises for yield improvement in two soybean population.Aust.J of Agri.Res, 24(1), P: 81-89.
45. Rohewal S.S (1970), Stability of some superios soybean varieties, Indian J.genet, 30(3), P: 650-653.
46. Sanbuichi, J. and Gotoh. K (1969), Studies on adaptation in soybean varieties, Bullention of Hokkaido pref. Agr. Exp. Station, 19, P: 36-46.
47. Santos O. S . Dos and vieira. C (1975). Adaptation analysis of ten soybean varieties in different environments in the state of Rio Grande do Sob, Revists ceres, 22(124).
48. Silva. E.R, Branda O.S.S, Gromes, P.R. and Galvao.I.D (1970), The behaviout of soybean, Glycine max (L) Merr, at several locations in Minas Gerais State. Experientina, 10 ( 6), P: 123-133.
49. Singh R.K. and Chaudhavy .B.D (1985a), Stability analysis for yield components in soybean, Indian. J.Heredity, 17(1-2), P: 19-26.
50. Smith R.R, Byth D.E, Caldwell B.E and Weber C.R ( 7/1967),
Phenotypic Stability in soybean populations, Crop. Sci, P : 590-592.
51 Sumarno and T.Adisan wanto (1991). Soybean research to suppork soybean Production in Indonesia, Presented on Regional wworrshop on priorities for soybean development in Asia ESCAD/CGPRT. Bogor 3-6 Dec 1991, P: 12.
52. Weber C.R (1992), A quik guide for height soybean yield Iowa st. Univ.Sci. Techaol. Coop. Ext. Serv, 4.
Ảnh 2. Dòng E032B-5 trong thí nghiệm khi thu hoạch Ảnh 1. Dòng E032B-3 trong thí nghiệm khi thu hoạch
Ảnh 6. Dòng E089 - 9 trong thí nghiệm khi thu hoạch
O
FILENAME : anh1
TITLE : ccI
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN REPLICATION (R) = 3 TREATMENT : CT (T) = 7 T1 = 1 T2 = 2 T3 = 3 T4 = 4 T5 = 5 T6 = 6 T7 = 7
so canh cap I (canh)
1 2 3 T1 6.80 6.00 6.20 T2 4.20 4.80 5.60 T3 5.80 4.10 5.10 T4 5.30 5.40 6.10 T5 5.70 5.10 5.20 T6 5.20 5.90 5.60 T7 1.30 1.40 3.00 REP TOTALS 34.30 32.70 36.80 REP MEANS 4.90 4.67 5.26
ANALYSIS OF VARIANCE FOR so canh cap I
=============================================================================== SV DF SS MS F =============================================================================== NL (R) 2 1.22000000 0.61000000 1.73 ns CT (T) 6 36.52476190 6.08746032 17.28 ** ERROR 12 4.22666667 0.35222222 --- TOTAL 20 41.97142857 =============================================================================== cv = 12.0%