Sau khi theo dõi sự phát triển của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum đến giai đoạn cảm nhiễm, chúng tôi tiếp tục theo dõi thời gian tồn tại của trứng ở các lô thí nghiệm, trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ không khí bình thường ở ngoại cảnh. Cứ 5 ngày lấy từ mỗi đĩa Petri 2-3 gam phân. xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để kiểm tra, xác định thời gian tồn tại của trứng giun Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh. Ghi lại thời gian và
theo dõi biến đổi về hình thái, cấu tạo trứng. Làm như vậy cho đến khi trứng bị chết hoàn toàn (biến dạng, nứt vỡ, ấu trùng trong trứng bị dung giải).
2.4.5. Phƣơng pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh cảnh
* Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở chuồng trại:
Thu thập mẫu cặn nền chuồng nuôi bê nghé ở các vị trí khác nhau (ở 4 góc chuồng và giữa chuồng) mỗi vị trí khoảng 4-5 gam, trộn đều được một mẫu khoảng 20-25 gam. Đưa mẫu về phòng thí nghiệm, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. Từ đó có thể đánh giá sự phát tán trứng giun ở trong chuồng nuôi.
* Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở khu vực xung quanh chuồng nuôi:
Thu thập mẫu đất bề mặt ở 10 vị trí khác nhau xung quanh chuồng nuôi bê nghé (trong vòng bán kính 10 mét), mỗi vị trí lấy khoảng 2-3 gam, trộn đều được một mẫu khoảng 20-30 gam. Đưa mẫu về phòng thí nghiệm, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. Từ đó đánh giá được sự phát tán trứng giun ở khu vực xung quanh chuồng nuôi.
* Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở bãi chăn thả bê nghé và trâu bò mẹ:
Thu thập mẫu đất bề mặt ở bãi chăn bê, nghé và trâu bò mẹ. Cứ khoảng 10-20m2 bãi chăn lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy khoảng 2-3 gam đất bề mặt, trộn đều được 1 mẫu khoảng 20-30 gam. Đưa mẫu về phòng thí nghiệm, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun đũa
Neoascaris vitulorum. Từ đó đánh giá được sự phát tán trứng giun đũa trên
bãi chăn thả.