Kết quả xác định tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo tính biệt được chúng tôi trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé theo tính biệt Địa phƣơng
(huyện, thị xã) Tính biệt
Số bê nghé kiểm tra (con)
Số bê nghé tiêu chảy (con)
Tỷ lệ (%) TX Tuyên Quang - Đực 153 29 18,95 - Cái 144 28 19,44 ∑ 297 57 19,19 Yên Sơn - Đực 154 30 19,48 - Cái 162 35 21,60 ∑ 316 65 20,57 Hàm Yên - Đực 137 36 26,27 - Cái 156 34 21,79 ∑ 293 70 23,89 Tính chung - Đực 444 99 21,39
- Cái 462 93 20,99
∑ 906 192 21,19
Bảng 3.3 cho thấy: kết quả theo dõi được lặp lại 3 lần ở 3 huyện, thị đều không theo một quy luật nhất định nào: ở Thị xã Tuyên Quang, bê nghé cái tiêu chảy nhiều hơn bê nghé đực (19,44% và 18,95%), huyện Yên Sơn tỷ lệ bê nghé cái tiêu chảy là 21,60%, bê nghé đực là 19,48%, song ở huyện Hàm Yên thì bê nghé đực lại tiêu chảy nhiều hơn bê nghé cái (tỷ lệ là 26,27% và 21,79%).
Tính chung cả 3 huyện, thị tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé đực và cái tương đương nhau, (bê nghé đực tiêu chảy là 21,39%, bê nghé cái là 20,99%). Như vậy, tỷ lệ bê nghé đực và cái tiêu chảy có sự khác nhau không rõ ràng.
Chúng tôi cho rằng, tiêu chảy là hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có thể do sự tác động của yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột, thức ăn kém phẩm chất, kéo theo sự xuất hiện và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây hiện tượng loạn khuẩn và gây tiêu chảy; đặc biệt là tác động của các loại ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá, trong đó giun đũa Neoascaris vitulorum có vai trò rất
quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi (Phan Địch Lân và cs, 2005) [18].