- CP NVLTT CP SX chung
12. Về xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển và xu thế hội nhập của nền kinh tế nớc ta là các yêu cầu về việc có đợc các thông tin đáng tin cậy đợc xử lý có hiệu quả nhất. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu quản lý đó, kế toán quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý ra các quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Kế toán quản trị là quá trình thu thập, lập, cung cấp các thông tin tài chính và phi tài chính nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp và dự tính, hoạch định chiến lợc phát triển doanh nghiệp . Trong đó, việc thiết lập hệ thống kế toán quản trị tuỳ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp và thờng bao gồm các phần chính sau:
- Hệ thống quản lý chi phí giá thành .
- Hệ thống quản lý kế hoạch.
- Hệ thống theo dõi, giám sát việc thực hiện.
- Hệ thống quản lý chi tiêu.
Quá trình lập kế hoạch chiến lợc bao gồm các thủ tục và các biện pháp nhằm đáp ứng cho những mục đích cơ bản sau:
Một là, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh: Đây là mục đích cơ bản nhất nhằm trợ giúp các nhà quản lý đa ra các bớc tiến hành, các phơng án chiến lợc đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Hai là, tạo thuận lợi giữa các bộ phận: Trong một doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất thiết phải có sự phối hợp, trao đổi và xử lý thông tin tốt giữa các cán bộ quản lý cũng nh các bộ phận trong doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lợc sẽ đa ra những yêu cầu về cơ cấu quản lý cần thiết để có thể áp dụng thực hiện chiến lợc đó. Thông qua quá trình lập kế hoạch chiến lợc sẽ liên kết đợc kế hoạch của các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau chặt chẽ hơn.
Ba là, phân bổ hợp lý các nguồn lực: Theo nguyên tắc chung thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là có hạn và kế hoạch chiến lợc sẽ đa ra phơng pháp phân bổ nguồn lực có hạn đó đợc hợp lý cho các nhu cầu sử dụng mang tính cạnh tranh và thay thế lẫn nhau của doanh nghiệp .
Bốn là, kiểm soát và dự tính lợi nhận doanh nghiệp : Kế hoạch chiến lợc có thể đa ra các chỉ tiêu giúp ta so sánh với kết quả tài chính thực hiện ở tất cả các cấp độ của doanh nghiệp .
Năm là, đánh giá đa ra các chính sách: Việc so sánh giữa kết quả thực tế với kết quả của kế hoạch tài chính còn giúp các nhà quản lý đánh giá đợc hiệu quả thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận, phòng ban cũng nh toàn bộ doanh nghiệp . Qua việc sử dụng kế hoạch tài chính để đánh giá với thực tế sẽ giúp nhà quản lý đa ra đợc những biện pháp động viên, khuyến khích mọi ngời thực hiện đợc tốt hơn. Đồng thời, còn giúp các nhà kiểm toán xem xét, đánh giá và thực hiện thủ tục phân tích đối với các phần hành kiểm toán hiệu quả hơn và đa ra ý kiến t vấn thiết thực cho DN ra các quyết định.
Nhìn chung, quá trình lập kế hoạch chiến lợc giúp cho kế toán quản trị có đợc chức năng quan trọng nhất khác với kế toán tài chính và kế toán giá thành : làm căn cứ cho nhà quản lý đa ra những quyết định và hành động kịp thời. Lập kế hoạch chiến lợc bao gồm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch tài chính.
Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị đặc biệt là kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm trong XN là cần thiết để giúp cho XN có thể phát triển và mở rộng hơn phạm vi hoạt động trong tơng lai.
Để thực hiện đợc trớc hết kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm trong XN phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp .
- Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý nói chung, trình độ và năng lực của cán bộ kế toán nói riêng.
- Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với điều kiện vật chất và phơng tiện tính toán.
- Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho quản trị.
- Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Tiếp đến cần hoàn thiện những nội dung sau:
Thứ nhất, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm theo từng nơi phát sinh chi phí, theo từng đối tợng tập hợp chi phí, theo từng yếu tố chi phí, từng loại sản phẩm, từng khoản mục giá thành nh nguyên vật liệu chính, vật liệu khác, nhiên liệu, tiền l- ơng, bảo hiểm, khấu hao, chi phí dịch vụ khác . Loại hạch toán cụ thể này nhằm đáp ứng… yêu cầu phân tích quản lý, kiểm soát, tính toán chi phí sản xuất kinh doanh theo chức năng và yêu cầu quản lý chi phí. Đồng thời cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch dự toán, dự báo, điều chỉnh để đa ra các quyết định quản trị hiệu quả hơn.
Thứ hai, hoàn thiện việc phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho kế toán quản trị doanh nghiệp
Việc phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Để phục vụ cho việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh cần phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí theo mức hoạt động thành các biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp
Thứ ba, hoàn thiện việc phân loại giá thành theo mục đích của kế toán quản trị
Nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định đặc biệt trong việc định giá bán sản phẩm, giá chuyển nhợng nội bộ, kế toán quản trị cần thiết phải phân loại giá thành theo 4 loại sau:
- Giá thành sản xuất toàn bộ (định phí toàn bộ).
- Giá thành sản xuất theo biến phí.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. Có thể khái quát theo sơ đồ bên dới:
Biến phí Định phí Chi phí NVL
trực tiếp
Chi phí NC trực tiếp
Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất theo biến phí Định phí sản xuất Giá thành sản xuất có phân bổ hợp
lý chi phí cố định
Định phí dới công suất
Chi phí BH Chi phí QLDN
Giá thành sản xuất toàn bộ
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
Thứ t, hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán
Sử dụng những chứng từ đã đợc quy định của Nhà nớc trong kế toán tài chính. Đồng thời thiết kế một số chứng từ kế toán cần thiết để phản ánh các nội dung thông tin thích hợp theo yêu cầu và mục đích của quản trị nội bộ nh các chứng từ trung gian để tổng hợp định mức các chi phí vật liệu, nhân công và sản xuất chung để tập hợp chi phí theo từng đối tợng.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán phục vụ cho công tác kế toán chi phí Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán của kế toán tài chính cần xây dựng một hệ thống tài khoản chi phí chi tiết để tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ một cách có hệ thống và khoa học.
Ví dụ: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đợc mở hệ thống chi tiết nh sau: TK 621- CP NVL TT TK 6211 “ CP NVL chính” TK 6211 01: CP NVL chính cho Radio TK 6211 02: CP NVL chính cho Tivi 21” TK 6212 “CP VL khác” TK 6212 01: CP VL khác cho Radio TK 6212 01: CP VL khác cho Tivi 21”.
Thứ sáu, cải tiến và hoàn thiện phơng pháp xác định và phân bổ chi phí
Trớc hết phải tổ chức xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các định mức chi phí mang tính tiên tiến để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi có định mức chi phí cần phải lập dự toán chi phí sản xuất nh dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung.
Lựa chọn và hoàn thiện các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho phù hợp với nội dung của từng yếu tố chi phí cần phân bổ, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp và khoa học sẽ làm cho giá thành, giá vốn và kết quả đợc trung thực, hợp lý.