Hệ thống W-CDMA

Một phần của tài liệu Xử lý Anten mảng theo không gian - Thời gian trong thông tin vô tuyến di động (Trang 109 - 110)

Hệ thống thông tin di động thế hệ mới 3G được triển khai phổ biến nhất sẽ là một hệ thống kết hợp giao diện vô tuyến CDMA băng rộng (W-CDMA) với mạng lõi của hệ thống GSM. W-CDMA đã được ITU chấp nhận làm tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin di động thế hệ 3 IMT-2000 và hiện đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới [7, 8, 16]. Tiêu chuẩn này chủ yếu dựa trên hệ thống UMTS của ETSI (Viện Tiêu chuẩn Châu Âu ) và còn được biết đến với cái tên Truy nhập Vô tuyến mặt đất UMTS (UTRA). Tiêu chuẩn này được xây dựng với mục đích tận dụng ưu điểm của kỹ thuật W- CDMA trong khi vẫn đảm bảo được các ưu điểm của mạng GSM hiện có. Cơ cấu truy nhập của UTRA là đa truy nhập theo mã trải phổ trực tiếp (DS- CDMA). Thông tin truyền được trải trên một băng tần rộng xấp xỉ 5 MHz. Do độ rộng băng lớn, nên được gọi là hệ thống CDMA băng rộng (W-CDMA).

Hệ thống có hai chế độ thiết lập đường lên và đường xuống khác nhau là: song công theo tần số (FDD) và song công theo thời gian (TDD). Ở chếđộ FDD, đường lên và đường xuống sử dụng 2 băng tần khác nhau, một cặp băng tần có khoảng cách cố định được phân bổ cho một kết nối. Ở chế độ TDD, đường lên và đường xuống được truyền trên cùng một tần số bằng cách sử dụng các khoảng thời gian đồng bộ; Các khe thời gian trong một kênh vật lý được chia thành hai phần phát và thu. Do mỗi khu vực cụ thể có nhu cầu phân bổ tần số khác nhau, việc khai thác ở cả chế độ FDD hoặc TDD cho phép sử dụng hiệu quả phổ tần hiện có.

Máy thu được mô tả trong chương này dùng cho hệ thống W-CDMA ở

Một phần của tài liệu Xử lý Anten mảng theo không gian - Thời gian trong thông tin vô tuyến di động (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)