Xuất phối hợp kỹ thuật tạo búp và phân tập cho hệ thống W-CDMA

Một phần của tài liệu Xử lý Anten mảng theo không gian - Thời gian trong thông tin vô tuyến di động (Trang 128 - 130)

nhiên, nhưđã trình bày, phân tích này có giá trị tương đương cho phân tập thu với MB =1 phần tử. Sử dụng hàm mật độ xác suất mô tả bởi (4.19) cùng với (4.26), chỉ tiêu BER có thể được xác định bằng phương pháp trình bày trong phần 2 và phép tích phân số.

4.2.3. Đề xuất phối hợp kỹ thuật tạo búp và phân tập cho hệ thống W-CDMA CDMA

Về mặt định tính, do phân tập thu dựa trên việc kết hợp các tín hiệu không tương quan (do pha-đinh không tương quan) thu được từ các phần tử khác nhau của anten mảng, hệ thống phân tập không làm tăng chỉ tiêu trong môi trường AWGN. Hơn nữa, khi mức nhiễu đa truy nhập trong hệ thống CDMA cao thì nhiễu đa truy nhập là tác nhân chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu BER và kênh sẽ tiến tới xấp xỉ kênh Gauss (giả thiết là Gauss chuẩn) nên ảnh hưởng của hệ thống phân tập giảm. Trái lại, hệ thống tạo búp (hay thậm chí hệ thống sec-tơ hoá) sẽ làm giảm mức nhiễu bằng cách “loại bỏ” nhiều người dùng khỏi hệ thống, làm cho chỉ tiêu BER tốt hơn. Khi số người dùng ít và kênh bị pha-đinh mạnh (như trường hợp truyền sóng ở điều kiện không nhìn

thẳng: NLOS), hệ thống tạo búp không cải thiện được tín hiệu thu do không bổ sung được thông tin mới nào vào tín hiệu thu được, mà chỉ hạn chế được nhiễu đa truy nhập. Do đó, hệ thống tạo búp không làm tăng chỉ tiêu nhiều. Trong khi đó, hệ thống phân tập kết hợp được một số tín hiệu bị pha-đinh mạnh sẽ làm cải thiện chỉ tiêu hệ thống, đặc biệt khi pha-đinh có tác động mạnh hơn ảnh hưởng của nhiễu đa truy nhập.

Chính vì vậy có thể nói rằng kỹ thuật tạo búp cho chỉ tiêu tốt hơn trong môi trường nhiều người dùng (nhiễu đa truy nhập lớn), pha-đing ít, còn kỹ thuật phân tập cho chỉ tiêu tốt trong môi trường ít người dùng pha đinh mạnh. Một hệ thống phối hợp cả tạo búp và phân tập sẽ có được ưu điểm của việc giảm nhiễu búp sóng mà vẫn có được phân tập thu đặc biệt là trong môi trường pha đinh khi tín hiệu tới các phần tử anten mảng không bao giờ có thể là tương quan hoàn toàn. Ở hệ thống phối hợp, mỗi bộ tạo búp sẽ là một nhánh của hệ thống phân tập, nhiễu tác động lên phần tử tạo búp sẽ được sử dụng để tạo ra tăng ích phân tập ở hệ thông phân tập. Ý tưởng này chính là đề xuất của phần này để áp dụng kỹ thuật phối hợp tạo búp và phân tập cho hệ thống W-CDMA. Chỉ tiêu BER cụ thể của hệ thống sẽ tiếp tục được phân tích sau đây.

Như đã phân tích trong phần 3, chỉ tiêu BER của hệ thống phân tập kết hợp tỉ lệ cực đại tương tự chỉ tiêu BER của bộ tạo búp sóng, chỉ khác phần nhiễu. Như vậy để xác định chỉ tiêu BER của 1 hệ thống kết hợp tạo búp và phân tập, phương trình (4.26) và (4.17) vẫn có thể dược sử dụng. Khi đó, từng nhánh trong sốMD nhánh phân tập bao gồm một bộ tạo búp MB phần tử. Như vậy, khi thành phần nhiễu tác động lên mỗi phần tử trong hệ thống tạo búp được xác định thì công thức (4.17) được sử dụng. Sau đó phần nhiễu thu được này lại dược sử dụng trong (4.26) cho từng nhánh trong số MD nhánh phân tập. Hơn nữa, với hệ thống kết hợp phân tập và tạo búp, hàm mật độ phân bố

xác suất của SNR đầu ra là một phân bố gamma với MD bậc tự do và trong đó tham số Nakagami mỗi nhánh được xác định bằng (4.23).

Giả thiết mỗi bộ tạo búp gồm 2 phần tử anten (MB =2) và một bộ tạo búp hoàn chỉnh là 1 nhánh của hệ thống phân tập, tổng số 2x2 anten được sử dụng. Kết quả mô phỏng tính BER cho kỹ thuật phối hợp phân tập và tạo búp so với hệ thống hoặc tạo búp hoặc phân tập được đưa ra ở phần sau.

Một phần của tài liệu Xử lý Anten mảng theo không gian - Thời gian trong thông tin vô tuyến di động (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)