Mài mòn đồng thời mặt trƣớc và mặt sau Mài mòn lƣỡi cắt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mòn và tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích thép gió sản xuất tại Việt Nam (Trang 33 - 35)

- Nhóm P: Dùng để gia công thép dẻo và các vật liệu khi cắt có phoi dây Chúng bao

1.2.1.4. Mài mòn đồng thời mặt trƣớc và mặt sau Mài mòn lƣỡi cắt.

Dụng cụ bị mòn mặt trước và mặt sau tạo thành lưỡi cắt mới (lưỡi cắt từ điểm O đến điểm 1- hình 1.3c; hình 1.5 chiều rộng vát trên mặt trước giảm dần từ hai phía và do đó độ bền lưỡi cắt giảm.Trường hợp này thường gặp khi gia công vật liệu dẻo với chiều dày cắt a = (0,1 0,5 mm).

Trường hợp này,dụng cụ bị mòn dọc theo lưỡi cắt tạo thành dạng cung hình trụ. Bán kính của cung đó được đo trong bề mặt vuông góc với lưỡi cắt. Dạng này thường gặp khi gia công những các vật liệu có tính dẫn nhiệt kém. Đặc biệt khi gia công các chấtdẻo. Do nhiệt cắt tập trung ở phần mũi dao nên dao bị tù nhanh.

Hình 1.7. Mòn bán kính lưỡi cắt khi gia công thép

Trong các dạng mài mòn trên thì mài mòn theo mặt sau (hs) là quan trọng và dễ xác định nhất. Chiều cao mòn hs được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá lượng mài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mòn. Lượng mài mòn cho phép (hs) được xác định phụ thuộc vào yêu cầu độ bóng và độ chính xác chi tiết gia công.Qúa trình mài mòn dụng cụ cắt theo thời gian cũng giống như quá trình mài mòn các chi tiết máy khi làm việc (hình 1.8).

Giai đoạn 1 - đoạn OA, dao bị mòn nhanh.

Giai đoạn 2 - đoạn AB,dao mòn ở tốc độ bình thường và đều (quá trình làm việc) Giai đoạn 3 - đoạn BC là giai đoạn mòn kịch liệt. Giai đoạn này dụng cụ cắt không làm việc được nữa.

Hình 1.8. Quan hệ giữa lượng mòn và thời gian gia công

- Giai đoạn 1 mòn ban đầu khá nhanh do áp lực đơn vị trong vùng tiếp xúc trên mặt trước và sau dụng cụ rất lớn do vậy các nhấp nhô tiếp xúc ban đầu trên bề mặt dụng cụ nhanh chóng bị san phẳng nên tốc độ mòn giai đoạn này lớn

- Giai đoạn 2 ứng với các điều kiện mòn ổn định như diện tích tiếp xúc lớn, áp lực đơn vị nhỏ hơn giai đoạn 1, hệ số ma sát ổn định .... Do vậy tốc độ mòn của dụng cụ tương đối đều và chậm, điểm B thường ứng với lượng mòn hợp lý hs của dụng cụ và thời gian ứng với nó được chọn để xác định tuổi bền dụng cụ.

- Giai đoạn 3 là giai đoạn ứng với các điều kiện cắt bất hợp lý (các thông số hình học dụng cụ cắt thay đổi lớn và không hợp lý - góc sau âm), dẫn tới lực cắt và lực ma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sát tăng, hệ số ma sát tăng. Do vậy tốc độ mòn của dụng cụ rất nhanh, nó phá huỷ dụng cụ nếu tiếp tục cắt. Dụng cụ không có khả năng làm việc được nữa, muốn tiếp tục dụng cụ phải được mài sắc lại.

Quá trình mài mòn dụng cụ cắt rất phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là vật liệu dụng cụ và thông số hình học phần cắt, khi cùng một loại vật liệu dụng cụ thì thông số hình học phần cắt ảnh hưởng lớn lượng mòn dụng cụ. Thông số hình học phần cắt đảm bảo lượng mòn ít nhất là thông số hình học hợp lý của phần cắt dụng cụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mòn và tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích thép gió sản xuất tại Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)