Mòn điện hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mòn và tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích thép gió sản xuất tại Việt Nam (Trang 39 - 40)

- Nhóm P: Dùng để gia công thép dẻo và các vật liệu khi cắt có phoi dây Chúng bao

1.2.3.6. Mòn điện hoá

Mòn điện hoá là do sự phát sinh của nguồn nhiệt điện ở mối tiếp giáp giữa phoi và dụng cụ tạo ra dòng điện trong mạch. Kết quả là có sự chuyển ion từ bề mặt dụng cụ vào phoi và vật liệu chi tiết gia công, gây ra mòn.Dòng nhiệt điện tạo ra ở tiếp xúc giữa phoi và vết lõm mặt trước,tiếp xúc giữa mặt sau và chi tiết gia công,mật độ của dòng điện tìm thấy cao khoảng 5A với dụng cụ là cực âm (Opitz-1975). Mòn điện hoá càng được thúc đẩy nhanh khi cắt trong môi trường dung dịch trơn nguội có tính chất như một dung dịch điện môi.

DÝnh b¸m Mµi mßn «xy ho¸ KhuyÕch t¸n NhiÖt c¾t Mßn

Hình 1.11. Sơ đồ các cơ chế mòn của dụng cụ cắt

Hình 1.11.cho thấy sơ đồ của cơ chế mòn dụng cụ xuất hiện ở các tốc độ cắt khác nhau tương ứng với tốc độ cắt và lượng chạy dao.Trong thực tế của quá trình cắt các dạng mòn và cơ chế mòn thường khó phân định được rõ ràng và chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Việc phân định và nghiên cứu các cơ chế mòn chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế có thể xảy ra đồng thời nhiều cơ chế mòn trong quá trình mòn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của dụng cụ và có thể có một cơ chế mòn nào đó có thể trội hơn hẳn,nó phụ thuộc vào điều kiện gia công.

Nghiên cứu cơ chế mòn của quá trình mòn dụng cụ cho ta nắm được bản chất

cuả quá trình mòn dụng cụ, từ đó lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng hợp lý (các thông số chế độ cắt,vật liệu dụng cụ và các thông số hình học...) để điều khiển quá trình mòn theo hướng có lợi nhất. Một hướng khác là ứng dụng các kỹ thuật và đã mang lại nhiều hiệu quả cho quá trình cắt như: Bôi trơn làm nguội khi cắt và nâng cao chất lượng bề mặt bằng phủ trên bề mặt dụng cụ một lớp màng mỏng vật liệu có độ cứng cao có tác dụng chống mòn cao.

Bôi trơn và làm nguội quá trình cắt là một kỹ thuật được ứng dụng trong nhiều năm và mang lại hiệu quả rất lớn cho quá trình cắt. Bôi trơn làm giảm ma sát tiếp xúc của các bề mặt dụng cụ như: Ma sát giữa phoi và mặt trước, ma sát giữa chi tiết gia công và mặt sau, dẫn tới giảm dính bám, giảm nhiệt do ma sát và mòn cuả các bề mặt dụng cụ. Làm nguội có tác dụng truyền dẫn nhiệt ra khỏi vùng cắt, dãn tới giảm nhiệt cắt vùng cắt từ đó làm giảm các tác động của nhiệt cắt tới mòn.

Nâng cao chất lượng bề mặt bằng công nghệ phủ một lớp màng mỏng có độ cứng cao trên nền dụng cụ được sử dụng để tăng khả năng chống mòn cho dụng cụ cắt,trong đó lớp phủ TiN là lớp phủ được ứng dụng rộng rãi nhất. Hiệu quả của nó đối với việc giảm mòn và tăng bền cho dụng cụ trong qúa trình cắt sẽ được làm rõ ở những phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mòn và tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích thép gió sản xuất tại Việt Nam (Trang 39 - 40)