Thực trạng kinh tế xã hội khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 53 - 64)

5. Bố cục luận văn

2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội khu vực nông thôn

2.1.2.1. Thực trạng và đặc điểm dân số

Dân số khu vực nông thôn Thái Nguyên năm 2006 là 855,9 ngàn ngƣời, bằng 76,72% dân số toàn tỉnh và đang có xu hƣớng tăng chậm. Nguyên nhân là có một bộ phân dân cƣ giảm cơ học và một số vùng, khu vực đƣợc chuyển đổi địa giới hành chính từ nông thôn chuyển thành khu vực thành thị. Dân số nữ là khoảng 415,9 ngàn ngƣời chiếm 48,6% dân số cả khu vực.

Cơ cấu dân số tƣơng đối trẻ và đồng đều giữa nam và nữ. Do lịch sử gia tăng dân số từ những thập kỷ 70 - 80 - 90 của thế kỷ XX, khu vực nông thôn Thái Nguyên có tốc độ tăng dân số tƣơng đối cao nên cơ cấu dân số hiện nay nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, cụ thể đối với nam là khoảng trên 51 ngàn ngƣời và trên 48 ngàn ngƣời đối với nữ (xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ dân số theo giới tính và nhóm tuổi khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2006

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Dân cƣ phân bố không đồng đều, ở vùng cao và vùng núi dân cƣ rất thƣa thớt, trong khi đó ở vùng trung du dân cƣ lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 74,73 ngƣời/km2 và cao nhất là huyện Phú Bình 569,2 ngƣời/km2. Mật độ dân số trung bình của tỉnh thuộc loại cao so với các tỉnh miền núi Bắc Bộ. Khu vực nông thôn hiện có tám dân tộc cùng sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%;

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 0 4 5 9 10 14 15 19 20 24 25 29 30 34 35 39 40 44 45 49 50 54 55 59 60 64 65 69 70 74 75 79 80+ Nam Nữ

Tày 10,7%; Nùng 5,1%; Dao 2,1%; Sán Dìu 2,4%; các dân tộc khác Cao Lan, Mông, Hoa chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh. Dân số hoạt động nông nghiệp của tỉnh chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 721,8 ngàn ngƣời chiếm gần 70% dân số toàn tỉnh và chiếm trên 85% dân số khu vực nông thôn.

Chất lƣợng dân số toàn tỉnh nói chung và dân số khu vực nông thôn nói riêng ngày càng đƣợc cải thiện. Tỷ lệ ngƣời biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99,5%. Thể lực của ngƣời dân đang đƣợc cải thiện đáng kể, các chỉ số về chiều cao, cân nặng có xu hƣớng tăng dần qua các năm.

2.1.2.2. Vài nét về lĩnh vực y tế, giáo dục và truyền thông

- Về Giáo dục đào tạo: Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đƣợc qua tâm đầu tƣ cải thiện đáng kể. Số trƣờng lớp học đƣợc duy trì và mở rộng, công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa đƣợc quan tâm nhiều hơn. 100% số xã đã đạt và giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia. Có 70% số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập THCS [25]. Trình độ giáo viên phổ thông và mẫu giáo đƣợc nâng dần qua các năm. Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học vào các cấp học đều tăng và đạt cao hơn với mức trung bình của toàn quốc.

Bảng 2.2. Hiện trạng cơ sở giáo dục đào tạo của nông thôn khu vực

Chỉ tiêu Thôn, bản So sánh với khu vực và cả nƣớc (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Đông Bắc Cả nƣớc Số xã có trƣờng tiểu học 144 100 99,7 99,6 Số xã có trƣờng THCS 141 97,9 92,2 91,2 Số xã có trƣờng THPT 7 4,9 8,4 10,8 Số xã có trƣờng mẫu giáo, mầm non 144 100 76,1 88,9 Số thôn có nhà trẻ 224 9,7 9 16,2 Số thôn có lớp mẫu giáo 749 31 43,8 53,7

Mạng lƣới và quy mô trƣờng học tiếp tục phát triển phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, các trƣờng, lớp vùng nông thôn miền núi còn thiếu phƣơng tiện dạy và học tập. Tình trạng quá tải về nhu cầu học tập tại các trƣờng THPT vẫn còn tồn tại do số lƣợng trƣờng THPT còn quá ít. Phần lớn mỗi huyện chỉ mới có 1 đến 2 trƣờng THPT với cơ sở vật chất còn thiếu trong khi nhu cầu đòi hỏi mỗi huyện cần có ít nhất ba trƣờng. Số lớp học tính bình quân trên mỗi trƣờng cũng rất cao khiến cho chất lƣợng dạy và học bị ảnh hƣởng. Hiện nay khu vực nông thôn chƣa có trƣờng phổ thông bán công và dân lập.

- Về Y tế và công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân: Đã có nhiều tiến bộ, trong đó thực hiện tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo và nhân dân xã 135, xã ATK. Các chƣơng trình y tế quốc gia đƣợc triển khai và thực hiện tƣơng đối tốt. Các dịch bệnh lớn đƣợc kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay khu vực nông thôn chƣa có sở y tế dân lập. Chất lƣợng dịch vụ ở một số cơ sở y tế tuyến huyện và trạm y tế xã còn thấp do thiếu cơ sở vật chất, thiếu các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh và thiếu bác sĩ giỏi. Bệnh viện A của tỉnh thƣờng xuyên trong tình trạng quá tải.

Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở y tế và cán bộ y tế xã

Chỉ tiêu Thôn bản So sánh với khu vực và cả nƣớc (%)

Số lƣợng (%) lƣợng Số (%) Đông Bắc Cả nƣớc Số xã có trạm y tế 144 100 100 99,3 Số thôn có cán bộ y tế 2236 96,5 95,1 89,2 Số xã có cơ sở khám chữa bệnh tƣ nhân 28 19,4 12,2 36,3

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2006

- Lĩnh vực văn hóa, truyền thông: Hệ thống phát thanh truyền hình của tỉnh hiện vẫn còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật. Nhiều xã thuộc vùng nông thôn chƣa có trạm phát thanh xã, còn nhiều nơi chƣa đƣợc phủ sóng phát thanh truyền hình. Năm 2006 mới có khoảng 50% xã trong tỉnh có điểm hoạt động vui chơi giải trí.

Hiện trong toàn tỉnh có 9 nhà văn hóa cấp huyện nhƣng cơ sở vật chất còn nghèo nàn, 13,9% số xã có nhà văn hóa, 62,9% số thôn, bản có nhà văn hóa. Nhà văn hóa cấp cơ sở hoạt động với nhiều loại hình sinh hoạt đa dạng góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu các điểm văn hóa và trung tâm thể thao.

Biểu 2.4. Hiện trạng hạ tầng cơ sở văn hóa thông tin

Chỉ tiêu Thôn bản So sánh với khu vực và cả nƣớc (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) lƣợng Số Tỷ lệ (%) Đông Bắc nƣớc Cả Số xã có nhà văn hóa 20 13,9 19,1 29,7 Số thôn có nhà văn hóa 1457 62,9 45,1 43,7 Số xã có tủ sách pháp luật 114 100 97,8 95,9 Số xã có thƣ viện 9 6,3 7,6 9,5 Số xã có điểm bƣu điện

văn hóa 141 97,9 90,2 90

Số xã có máy điện thoại tại

trụ sở UBND xã 143 99,3 88,6 94,4 Số xã có hệ thống loa truyền

thanh đến thôn 50 34,7 47,9 75 Số xã trụ sở có kết nối

Internet 1 0,7 1,7 4,3

Nguồn: Cục Thống kế tỉnh Thái Nguyên, năm 2006

- Công tác Dân số - KHHGĐ và Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, nhận thức của nhân dân về kế hoạch hóa gia đình có chuyển biết rõ nét. Từ năm 2000 trở lại đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khu vực nông thôn không vƣợt quá mức 0,7%, tỷ lệ ngƣời sinh con thứ 3 giảm. Tỷ suất sinh thô năm 2005 của toàn tỉnh là 13,570/00, hiện nay đã cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh miễn phí cho 100% trẻ em dƣới 6 tuổi. Tỷ lệ trẻ em đƣợc tiêm chủng theo chƣơng trình tiêm chủng mở rộng ở các xã miền núi, vùng cao đạt trên 78%. Các mục tiêu chƣơng trình quốc gia về chăm sóc bảo em đƣợc thực hiện tốt, năm 2005 tỷ lệ trẻ em suy

dinh dƣỡng giảm xuống chỉ còn 27% (2001 là 35%). Giai đoạn 2001 - 2005 tỷ lệ trẻ em từ 2 - 5 tuổi đƣợc theo dõi tăng trƣởng 2 lần/năm đạt trên 50% [22].

2.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên chia là 3 khu vực rõ rệt gồm vùng cao, trung du, vùng thấp. Số đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng nông thôn gồm 144 xã phân bố tại 9 huyện, thành thị. Mỗi vùng có những đặc trƣng khác nhau do điều kiện địa lý khác nhau, tập tục truyền thống văn hóa và tập quán canh tác khác nhau. Trong những năm gần đây khu vực nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp đƣợc hình thành phát triển. Các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn đƣợc thành lập, đóng vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ cày bừa, tƣới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, cung ứng vật tƣ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn Thái Nguyên nhƣ mô hình kinh tế trang trại, kinh tế gò đồi... Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm qua.

Theo số liệu khảo sát điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, khu vực nông thôn hiện có khoảng 213.200 hộ dân sinh sống, trong đó có 174.700 hộ làm nông nghiệp và có thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 81,94%. Số hộ phi nông nghiệp và có thu nhập chính từ các ngành dịch vụ - công nghiệp xây dựng còn rất ít và chỉ chiếm khoảng 14,6%, trong đó tỷ lệ này ở các huyện Định Hóa, Võ Nhai chỉ đạt dƣới 10%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí của Chính phủ năm 2005 là 32,33% tƣơng ứng với 61.929 hộ và chiếm đến 90,7% số hộ nghèo cả tỉnh, (tỷ lệ này cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc và vùng Đông Bắc). Nhƣ vậy có thể thấy rằng hiệu quả lao động trong khu vực nông thôn còn thấp, nguồn thu chính của các hộ dân từ nông lâm nghiệp. Năm 2005 năng suất lao động nông nghiệp chỉ đạt 4,26 triệu đồng/ngƣời/năm.

* Hạ tầng nông thôn:

- Tính đến cuối năm 2005 toàn tỉnh Thái Nguyên có 4.545km đƣờng bộ. Trong số này có 184,6km đƣờng quốc lộ, 248,8km đƣờng tỉnh, 865,6km đƣờng

huyện, 3.180,6km đƣờng xã và liên xã. Toàn bộ đƣờng quốc lộ và đƣờng đô thị đã đƣợc nhựa hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại nội tỉnh và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Hệ thống đƣờng tỉnh lộ mới có 128,5/248,8km đƣợc nhựa hóa, còn lại 120,3km là đƣờng đá dăm, cấp phối và đƣờng đất. Nhìn chung, tỷ lệ mặt đƣờng đƣợc rải nhựa, đổ bê tông còn thấp, mới đạt 20,4%, đặc biệt đối với đƣờng xã, phƣờng chỉ đạt 11%, còn lại đƣờng đá hoặc đƣờng cấp phối, đƣờng đất (trong đó đƣờng đất chiếm tới 67,1%). Tỷ lệ mặt đƣờng xấu nhìn chung cao (54,5%) [9]. Hiện 100% các xã đã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận bằng đƣờng bộ với một số xã miền núi trong tỉnh còn nhiều khó khăn do địa hình dốc, chất lƣợng đƣờng kém. Một số đoạn đƣờng quốc lộ, một số đƣờng huyện và một số cầu đang xuống cấp, ảnh hƣởng đến năng lực vận tải nội tỉnh và với tỉnh ngoài.

- Đƣờng thuỷ ở Thái Nguyên khá phong phú và phân bố rộng khắp các vùng nông thôn trong tỉnh. Thái Nguyên hiện có 430km đƣờng thủy bao gồm hai tuyến đƣờng sông chính nối với các tỉnh ngoài. Tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161km và tuyến Đa Phúc - Hòn Gai dài 211km và hai tuyến vận tải thủy nội tỉnh tuyến Thái Nguyên - Phú Bình dài 16km và tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới dài 40km, tuy nhiên việc đi lại ở tuyến này còn hạn chế. Giao thông thuỷ là một lợi thế của tỉnh nói chung và đặc biệt là khu vực nông thôn nói riêng nhƣng cho đến nay chƣa đƣợc khai thác nhiều. Trong tƣơng lai, khi quan hệ giao lƣu kinh tế và thƣơng mại với các địa phƣơng khác phát triển thì loại hình giao thông này cần đƣợc khai thác hiệu quả.

- Nƣớc sinh hoạt ở khu vực nông thôn có hai hình thức cấp nƣớc phổ biến là cung cấp nƣớc theo hệ tập trung tự chảy và nguồn nƣớc ngầm. Một bộ phận dân cƣ các xã miền núi nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng nƣớc mƣa, nƣớc suối do không đủ kinh phí để đào giếng hoặc do tập quán.

Tính đến cuối năm 2005 có khoảng 24,3% số xã có công trình nƣớc sinh hoạt tập trung, 66% dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch [21]. Số ngƣời đƣợc dùng nƣớc sạch tăng nhanh do hệ thống cung cấp nƣớc sạch từ các giếng khoan tập trung và các nguồn nƣớc đầu mối qua sử lý đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng. Hiện nay ngoài 02 nhà máy nƣớc ở khu vực thành thị thì ở khu vực nông thôn đã có thêm 05

nhà máy nƣớc của dự án Nhật Bản tài trợ đặt tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên và khu vực các xã phía nam thành phố Thái Nguyên.

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu hiện trạng cấp nƣớc nông thôn

1. Chia theo nguồn nƣớc Đơn vị tính 2000 2005

Giếng Cái 17.029 29.191

Họng nƣớc Cái 7 129

Tự chảy Cái 2 57

Giếng khoan cấp nƣớc tập trung Cái 0 21

Lu chứa nƣớc Cái 0 417

2. Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch

% 40 66

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, năm 2005

- Nguồn điện cấp cho tỉnh Thái Nguyên hiện nay là điện lƣới quốc gia thông qua trạm biến áp Thái Nguyên và trạm Sóc Sơn. Lƣới điện trên địa bàn tỉnh bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, 22, 10 và 6KV. Kể từ năm 2003, 100% số xã thuộc khu vực nông thôn đã có điện và 98% số thôn có điện, có khoảng 85% hộ dân nông thôn đƣợc sử dụng điện [20]. Mức tiêu thụ điện năng của tỉnh tăng rất nhanh qua các năm, bình quân tăng 16,3%/năm trong giai đoạn 2001- 2005. Tuy nhiên điện tiêu thu phục vụ cho nông lâm nghiệp thủy sản chỉ chiếm 0,2% tổng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh.

- Hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp của tỉnh khá hoàn chỉnh từ các kênh đầu mối tới kênh nội đồng với tổng chiều dài 949km và 2.070 công trình thuỷ lợi tính đến cuối năm 2005 nhƣng hiện mới cung cấp đủ nƣớc tƣới ổn định cho gần 73.000ha đất canh tác mỗi năm cho cả ba vụ trong số tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp 95.871,3ha (chiếm 76,1% diện tích).

- Mạng lƣới bƣu chính viễn thông và dịch vụ bƣu chính viễn thông có tốc độ phát triển rất nhanh. Tính đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 1 bƣu cục trung tâm, 9 bƣu cục huyện, thị và 41 bƣu cục khu vực. 100% các xã có điện thoại cố định và 97,9% xã trong tỉnh có điểm bƣu điện văn hóa xã [20]. Nhìn chung các điểm bƣu điện xã đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phƣơng

trừ một số xã miền núi. Mạng lƣới bƣu chính viễn thông đã phủ kín toàn tỉnh với tổng đài dung lƣợng 30.000 số. Các dịch vụ viễn thông hiện đại nhƣ nhắn tin, Internet, điện thoại di động đã đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi.

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn năm 2006

Chỉ tiêu Thôn bản khu vực và cả So sánh với

nƣớc (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Đông Bắc Cả nƣớc Số xã có sử dụng điện 144 100 98,1 99 Số thôn có sử dụng điện 2280 98,4 88,59 92,8

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)