Những khó khăn, trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 106)

5. Bố cục luận văn

2.3.2. Những khó khăn, trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực

Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn gặp phải không ít trở ngại. Phần lớn lao động nông thôn là chƣa qua đào tạo. Điều đó hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm và tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật và chất lƣợng lao động cao.

Khả năng thu hút lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế do khu vực kinh tế quan trọng này trong nông thôn chƣa phát triển. Mặc dù lao động trong nông thôn dƣ thừa nhiều nhƣng sức hút sang công nghiệp, dịch vụ còn yếu. Một mặt do chất lƣợng lao động nông thôn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất trong công nghiệp và dịch vụ, mặt khác các doanh nghiệp ở trong khu vực nông thôn đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa nhiều và phát triển chƣa mạnh nên nhu cầu sử dụng lao động trong nông thôn chƣa cao.

Áp lực việc làm và thu nhập đã tạo ra xu hƣớng di chuyển lao động tự phát từ nông thôn của các huyện trong tỉnh ra thành phố Thái Nguyên và các vùng khác trong cả nƣớc dẫn đến không kiểm soát đƣợc biến động nhân lực. Trong dòng ngƣời tìm kiếm việc làm ở thành thị, nhiều ngƣời có việc làm thƣờng xuyên và thu nhập khá hơn so với ở nông thôn. Song đa phần trong số họ không có việc làm ổn định, thu nhập và điều kiện sinh hoạt bấp bênh.

Sự dịch chuyển lao động phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Việc tìm kiếm việc làm tự phát ở những vùng đất mới dẫn đến những hậu quả khó lƣờng. Bởi

vì phần lớn trong số họ thuộc diện nghèo, thiếu phƣơng tiện sản xuất và hoạt động chủ yếu là khai thác tự nhiên làm cạn kiệt, suy thoái tài nguyên, tàn phá môi trƣờng. Giải quyết việc làm nói chung và việc làm ở nông thôn nói riêng trong điều kiện thị trƣờng lao động và thể chế của thị trƣờng chƣa đƣợc tạo lập và hình thành đầy đủ. Ở vùng nông thôn hầu nhƣ còn thiếu vắng các tổ chức giới thiệu việc làm.

Nhận thức của ngƣời dân về việc làm và đào tạo nghề, lựa chọn nghề nghiệp chƣa rõ ràng. Vẫn còn nhiều ngƣời có tâm lý phụ thuộc vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc. Chƣa chủ động tìm kiếm việc làm cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Thông tin tƣ vấn nghề nghiệp, phát triển việc làm còn thiếu và chƣa có tính định hƣớng. Một số địa phƣơng, chính quyền các cấp chƣa thật sự quan tâm đến công tác tƣ vấn tuyên truyền chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nhân lực, chính sách giải quyết việc làm.

Việc thuê mƣớn lao động ở nông thôn diễn ra tự phát, giá nhân công tùy tiện và đặc biệt là thiếu các ràng buộc về mặt pháp lý nhƣ chế độ bảo hiểm, trợ cấp tai nạn, chăm sóc sức khỏe…. Nhiều thể chế hành chính chƣa phù hợp với nhu cầu dịch chuyển và mở rộng không gian tạo lập và tìm kiếm việc làm nhất là đối với sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị.

Tóm lại: Từ thực trạng nguồn nhân lực và chính sách việc làm đối với lao động nông thôn hiện nay, những vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi phải có quan điểm và hệ thống các chính sách giải pháp mang tính tổng thể và đồng bộ để phát huy vai trò nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NÔNG THÔN

TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. QUAN ĐIỂM PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN

3.1.1. Quan điểm phát huy vai trò nguồn nhân lực

Phát huy nguồn nhân lực ở nông thôn phải dựa trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hóa với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào vùng nông thôn làm cho thị trƣờng lao động trở nên sôi động và linh hoạt hơn.

Đa dạng hóa việc làm, đa dạng hóa thu nhập phải trở thành phổ biến trong khu vực nông thôn. Cần chú trọng phát triển các ngành phi nông nghiệp để thu hút tạo việc làm mới trên cơ sở cân đối nguồn lao động của từng địa phƣơng và có định hƣớng phân bố lại lao động trong các ngành kinh tế.

Phải tạo bƣớc đi làm thay đổi và chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hƣớng giảm hộ thuần nông. Cần rút dần lao động ra khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp, số lao động còn lại phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kỹ năng quản lý kinh tế hộ.

Chính sách phát huy hiệu quả sử dụng lao động nông thôn phải đƣợc đặt trong mối quan hệ thống nhất từ đào tạo nghề nghiệp đến bố trí sử dụng nguồn lao động hợp lý. Sử dụng lao động phải đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế - xã hội và gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Trong điều kiện hiện nay và nhiều năm tới kinh tế hộ gia đình trong khu vực nông thôn vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản, do đó phải tổ chức sản xuất kinh doanh và phân công lại lao động tại hộ. Phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động ngay tại hộ gia đình, hƣớng tới thực hiện chuyên môn hóa lao động trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cần phải đƣợc ƣu tiên quan tâm hàng đầu, phải đi trƣớc một bƣớc trong tiến trình phát triển và dựa trên quan điểm phát triển đồng bộ các lĩnh vực về chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo.

3.1.2. Phƣơng hƣớng

Nâng cao chất lƣợng sức khỏe, thể trạng của lao động nông thôn, rèn luyện tác phong và kỹ năng làm việc cho lao động, đặt biệt là lực lƣợng lao động trẻ. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ nhằm nâng cao chất lƣợng lao động, mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.

Phát triển việc làm mới trong nông thôn phải tính đến hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đáng kể thu nhập cho ngƣời dân, nâng cao mức sống. Đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời các nguồn lực về vốn, kỹ thuật, khai thác hợp lý nguồn lực tự nhiên để kết hợp sử dụng hiệu quả nhân lực nông thôn.

Tập trung nguồn lực đầu tƣ cho công tác dạy nghề lao động nông thôn để tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Các chƣơng trình đào tạo nâng cao năng lực cho nông dân cần gắn kết chặt chẽ với việc làm sau đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Điều tiết và dịch chuyển lao động theo hƣớng đƣa lao động dƣ thừa ở nông thôn đặc biệt là lao động trẻ sang các ngành công nghiệp, khai thác, chế biến, dịch vụ, xuất khẩu lao động hoặc các hoạt động khác ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Bố trí sắp xếp lại lao động tại chỗ gắn liền với yêu cầu phát triển nông thôn toàn diện theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Phát triển việc làm tại chỗ ở nông thôn theo hƣớng:

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế so sánh của từng khu vực.

- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở nông thôn gắn với quá trình phân công lại lao động xã hội trong nông thôn.

- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh trong nông thôn.

3.1.3. Những mục tiêu cơ bản

Giảm tình trạng lao động thiếu việc làm trong nông thôn, tiến tới đảm bảo đủ việc và nâng cao chất lƣợng việc làm.

Nâng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo và điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý, phù hợp với nhu cầu xã hội. (Năm 2006 lao động qua đào tạo là 16,8%, phấn đấu đến 2010 tăng lên trên 20%) [33].

Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nhanh số lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp, tăng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ. (Năm 2006, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng 63,5%, phấn đấu đến 2010 giảm xuống dƣới 55%)

Nâng tỷ lệ số hộ phi nông nghiệp trong nông thôn. Nếu tỷ lệ nâng lên 25 - 30% thì có thể tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động. (Năm 2006 tỷ lệ hộ phi nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là 13,64%) [32], [33].

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

3.2.1.1. Cải thiện và nâng cao trình độ văn hóa cho lao động nông thôn

Để thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa cho lao động nông thôn, cần thực hiện giải pháp sau:

Khuyến khích lợi ích vật chất cho giáo viên giảng dạy tại các trƣờng thuộc khu vực nông thôn để nâng cao chất lƣợng giảng dạy, thu hút giáo viên giỏi.

Có thể ban hành quy định riêng về phụ cấp đứng lớp ở khu vực nông thôn, đãi ngộ cho giáo viên giảng dạy lâu năm ở nông thôn, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên.

Cần có chính sách hỗ trợ sách vở, miễn học phí cho lao động nông thôn theo học các lớp bổ túc văn hóa mở tại cộng đồng nhằm hoàn thành chƣơng trình phổ cập cấp trung học cơ sở sớm nhất.

Sở Giáo dục - Đào tạo có thể chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên của các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công mở các lớp bổ túc văn hóa theo cụm xã. Chú ý lựa chọn những khu vực có số lao động bỏ học sớm để mở lớp trƣớc.

Có thể phân nhóm học sinh có nguyện vọng đƣợc học nghề để triển khai thí điểm tại 1 đến 2 trƣờng Trung học phổ thông liên kết với các trƣờng dạy nghề mở lớp đào tạo nghề liên thông, đƣa một phần chƣơng trình dạy nghề vào cùng thời gian theo học văn hóa.

3.2.1.2. Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xây dựng quỹ khuyến khích dạy nghề nông thôn. Kinh phí đƣợc huy động từ các nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp, vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ, đóng góp của ngƣời lao động đã đƣợc hỗ trợ từ quỹ sau khi có việc làm và có thu nhập. Nguồn quỹ sẽ đƣợc sử dụng vào các mục đích:

- Hỗ trợ cho lao động trẻ ở khu vực nông thôn tham gia đào tạo nghề theo hình thức sau:

+ Nếu ngƣời lao động tự chọn nghề và tự lựa chọn cơ sở đào tạo nghề. Tỉnh sẽ hỗ kinh phí trợ để đóng tiền học phí và hỗ trợ một phần sinh hoạt phí trong thời gian học nghề.

+ Nếu học tập trung theo các lớp do địa phƣơng tổ chức, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề.

- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo nghề trong khu vực nông thôn nhƣ đầu tƣ thiết bị dạy nghề, hỗ trợ xây dựng trƣờng lớp, đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho giáo viên của cơ sở đào tạo.

- Cấp kinh phí hỗ trợ để khuyến khích giáo viên giỏi, lao động giỏi tận tâm với nghề về nông thôn dạy nghề, thu hút đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề để bổ sung lực lƣợng giáo viên cho các cơ sở dạy nghề.

- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn, tiếp nhận học sinh học nghề, thực tập nghề và tạo điều kiện cho

họ làm quen với môi trƣờng sản xuất, với các thiết bị máy móc mà cơ sở đào tạo không có.

Thành lập 01 trƣờng dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Chƣơng trình đào tạo tập chung chủ yếu các chuyên ngành nhƣ kỹ thuật nông nghiệp, chế biến nông sản, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, dạy nghề tiểu thủ công nghiệp.

Thực hiện nâng cao năng lực trung tâm dạy nghề ở cấp huyện, trong đó cần đầu tƣ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề tiên tiến và phù hợp. Bố trí cán bộ có năng lực tham gia công tác quản lý để có thể đảm nhận thực hiện tốt chức năng dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.

Mở các lớp đào tạo nghề liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các địa phƣơng có nhu cầu. Kết hợp các hình thức đào tạo tập trung với đào tạo di động tới tận các xóm, thôn, bản.

Phát động phong trào kết nghĩa giữa các trƣờng, các trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập với các địa phƣơng. Từ đó xây dựng các chƣơng trình giúp đỡ về dạy nghề cho lao động nông thôn. Hiện nay toàn tỉnh có trên 40 cơ sở đào tạo nghề, vận động mỗi cơ sở giúp từ 01 đến 2 xã.

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng

Bố trí 01 cán bộ y tế làm công tác quản lý y tế trong biên chế công chức xã. Nhiệm vụ của cán bộ y tế xã là tham mƣu cho chính quyền cấp xã thực hiện tốt công tác y tế tại cơ sở. Theo dõi tình hình sức khỏe của nhân dân, theo dõi diễn biến dịch bệnh để phối hợp với trạm y tế xã, cán bộ y tế thôn bản và các cơ quan chức năng sử lý kịp thời.

Thực hiện điều động luân chuyển cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện về công tác có thời hạn tại các xã để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, tuyên truyền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tại trung tâm y tế xã.

Đầu tƣ nâng cấp trạm y tế cấp xã và bệnh viện tuyến huyện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Có chính sách ƣu đãi để đƣa cán bộ y tế có trình độ về công tác ở vùng nông thôn nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn.

Ban hành chính sách khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực y tế trong khu vực nông thôn với các cơ chế nhƣ cấp đất, giao quyền sử dụng đất lâu dài, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức, các nhân tham gia đầu tƣ.

3.2.1.4. Phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, thể trạng người dân

Cần dành quỹ đất thích hợp để quy hoạch xây dựng thêm các sân tập thể dục, sân vận động của từng xóm hoặc cụm xóm.

Vận động nhân dân thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao phù hợp với nhóm tuổi nhƣ thể dục dƣỡng sinh, cầu lông, bóng bàn...

Với những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lƣơng cần có chính sách hỗ trợ các dụng cụ thể thao và giao cho trƣởng xóm quản lý, ngƣời dân đăng ký mƣợn sử dụng.

Định kỳ mở các hội thi văn hóa, thể thao truyền thồng của từng vùng, từng khu vực để khích lệ nhân dân luyện tập thể dục thể thao, nâng cao thể trạng sức khỏe và làm phong phú đời sống tinh thần của ngƣời dân nông thôn.

3.2.2. Nhóm giải pháp khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới

3.2.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

- Hỗ trợ tích cực chuyển dịch sản xuất nông nghiệp độc canh sang sản xuất hàng hóa bằng biện pháp khuyến khích nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng cây nông sản hỗn hợp, trồng cây công nghiệp, cây dƣợc liệu nếu vùng đó có điều kiện tự nhiên phù hợp, có thị trƣờng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)